Mở phòng khám tư nhân (cơ sở khám chữa bệnh tư nhân) không thuộc danh mục ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường, ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài do đó người nước ngoài có thể đầu tư để mở phòng khám tư nhân tại Việt Nam. Điều kiện để người nước ngoài mở phòng khám tại Việt Nam là gì? Và thủ tục ra sao?
Tóm tắt nội dung
ToggleĐiều kiện để người nước ngoài mở phòng khám tại Việt Nam
Để mở phòng khám tại Việt Nam, người nước ngoài phải được cấp giấy chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 19 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, người nước ngoài đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp chứng chỉ hành nghề:
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này. Cụ thể:
– Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận là lương y;
+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
– Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này. Tức là, việc khám chữa bệnh, kê thuốc phải được thực hiện bằng tiếng việt hoặc được phiên dịch sang tiếng việt.
3. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.
Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước, bao gồm các nội dung sau: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn; hình thức hành nghề; phạm vi hoạt động chuyên môn. Trường hợp chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bị hư hỏng, người hành nghề được cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Đối với cơ sở khám chữa bệnh thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để hoạt động và được cấp giấy phép hoạt động.
=> Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài
Về điều kiện hoạt động:
– Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
– Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Về giấy phép hoạt động: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Một là, đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
– Hai là, có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Ba là, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
Giấy phép hoạt động được cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm:
– Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động;
– Phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Thời gian làm việc hằng ngày.
Về hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập dưới một trong các hình thức sau:
- Bệnh viện;
- Cơ sở giám định y khoa;
- Phòng khám đa khoa;
- Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
- Nhà hộ sinh;
- Cơ sở chẩn đoán;
- Cơ sở dịch vụ y tế;
- Trạm y tế cấp xã và tương đương;
- Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địa điểm phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp giấy phép hoạt động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động.
Thủ tục để người nước ngoài mở phòng khám tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Để mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam thì đầu tiên cần xin giấy chứng nhận đầu tư theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc nộp đồng thời hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cùng với hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch Đầu tư.
Để hiểu rõ về thủ tục này, mời bạn tham khảo chi tiết qua nội dung bài viết sau đây:
Hoặc để được tư vấn cụ thể về thủ tục để người nước ngoài mở phòng khám tại Việt Nam, bạn có thể liên hệ số hotliine 07777 23283!