Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.
Một tập đoàn doanh nghiệp lớn đa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện nay được phép chia thành nhiều công ty con để dễ dàng quản lý, điều hành. Năm 2024, Quy định mới về quyền và trách nhiệm của công ty con như thế nào khi hoạt động trong mô hình công ty mẹ – công ty con.
Tóm tắt nội dung
ToggleKhi nào một công ty được xem là công ty mẹ?
Công ty mẹ, công ty con hiện nay được quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
+ Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
+ Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
– Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
– Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
Từ quy định trên có thể thấy để trở thành công ty mẹ thì công ty này phải sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty con.
Công ty con là công ty bị chi phối bởi công ty mẹ, được cung cấp các lợi ích kinh doanh từ hợp đồng liên kết thực hiện cùng công ty mẹ đồng thời thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh do công ty mẹ giao và thực hiện các quyền hạn nghĩa vụ của mình.
>> Xem thêm: Công ty con là gì? Ưu nhược điểm của mô hình công ty Mẹ Con
Quyền hạn trách nhiệm của công ty con
Quyền hạn trách nhiệm của công ty con bao gồm một số quyền hạn trách nhiệm sau đây:
– Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của công ty mẹ về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính. Công ty con có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những thỏa thuận trong điều lệ, nội quy, quy chế của nhóm công ty. Công ty con có trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kinh tế do công ty mẹ giao, phối hợp tổ chức các hoạt động kinh doanh cùng với công ty mẹ và các công ty khác trong tập đoàn.
– Công ty con do công ty mẹ giữ cổ phần , vốn góp chi phối hoạt động độc lập hơn so với công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận kinh doanh với công ty mẹ.