Cập nhật lần cuối: 12/07/2024.
Khi người nước ngoài mở doanh nghiệp tại Việt Nam và là đại diện pháp luật công ty thì có được miễn giấy phép lao động hay không? Đây là câu hỏi mà Luật Bistax thường được khách hàng hỏi về giấy phép lao động cho người nước ngoài. Để có câu trả lời, mời bạn theo dõi nội dung ở dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích và dẫn chứng các quy định về đối tượng nào được miễn giấy phép lao động.
Tóm tắt nội dung
ToggleNgười nước ngoài là đại diện theo pháp luật có được miễn giấy phép lao động không?
Giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty là nhà quản lý của doanh nghiệp. Và họ thường có tên trên giấy phép hoạt động của công ty. Vì thế, nhiều người nghĩ rằng sẽ không cần phải làm Giấy phép lao động.
Nhưng khi đối chiếu với Bộ Luật Lao động 2019 và Nghị định 152/2020, thì không có quy định nào về Miễn giấy phép lao động cho Giám đốc, Người đại diện pháp luật của công ty.
Về các trường hợp được miễn giấy phép lao động, căn cứ theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019. Trong đó bao gồm các trường hợp sau:
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
=> Xem thêm: Chi Tiết Mới Nhất Về Nghị định 152/2020 Qui Định 20 Đối Tượng Được Miễn Giấy Phép Lao Động
Như vậy, có thể hiểu như sau:
Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu nhà đầu tư trên Giấy chứng nhận đầu tư là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức không thể được coi là nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân thì mới được miễn giấy phép lao động. Trường hợp giám đốc (người đại diện theo pháp luật) là giám đốc thuê hoặc được bổ nhiệm, không đầu tư theo tư cách cá nhân thì vẫn phải xin cấp giấy phép lao động.
Ngoài ra, Giám đốc, người đại diện pháp luật công ty chỉ được miễn giấy phép lao động khi họ đồng thời là nhà đầu tư với số vốn trên 3 tỉ đồng, hoặc là người từ công ty mẹ di chuyển sang làm việc.
Những trường hợp được thuê làm việc theo hợp đồng, hoặc là nhà đầu tư dưới 3 tỉ thì đều phải làm Giấy phép lao động.
=> Xem thêm: Cách xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài năm 2024
Tóm lại:
Khi doanh nghiệp, mà có người nước ngoài là giám đốc, đại diện pháp luật, thì họ thường làm việc theo các hình thức như sau:
– Được thuê theo hợp đồng lao động: Với hình thức này, họ bắt buộc phải làm giấy phép lao động.
– Giám đốc, Người đại diện pháp luật đồng thời là Nhà đầu tư của doanh nghiệp: Khi đó, họ có thể được Miễn giấy phép lao động trong trường hợp vố đầu tư trên 3 tỉ. Và ngược lại, nếu vốn đầu tư dưới 3 tỉ, họ phải làm giấy phép lao động.
– Di chuyển nội bộ từ công ty mẹ sang: Trường hợp này, Giám đốc, người đại diện pháp luật có thể được Miễn GPLĐ nếu công ty có ngành nghề thuộc biểu cam kết WTO.
=> Xem thêm: Thủ Tục Xin Giấy Phép Lao Động Cho Nhà Đầu Tư Dưới 3 Tỷ
Cách xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là đại diện pháp luật
Trong trường hợp người nước ngoài là đại diện pháp luật, thì khi làm giấy phép lao động sẽ làm theo diện cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý và chức danh là Giám Đốc, Tổng Giám Đốc…
Dưới đây là quy trình các bước thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động cho người đại diện pháp luật:
1. Xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Thời gian thực hiện: Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Nơi thực hiện: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố.
Kết quả của thủ tục này là công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
* Thành phần hồ sơ
– Giấy đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp, bản sao.
– Mẫu đơn giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Mẫu số 01/PLI, ban hành theo Nghị định 152/2020. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì dùng Mẫu số 02/PLI.
* Thời gian giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối, Cơ quan Nhà nước phải có văn bản nêu rõ lý do.
2. Xin cấp giấy phép lao động cho Giám đốc
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI NĐ 152/2020.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe. Giấy này do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng.
3. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp. Giấy này được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý.
Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc có thể là: Xác nhận kinh nghiệm làm việc, Điều lệ công ty.
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Đây chính là kết quả của bước Giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
8. Các giấy tờ khác liên quan.
Trường hợp Giám đốc là người do công ty mẹ chuyển sang làm việc: Quyết định cử đi công tác.
Cách nộp hồ sơ:
Thực hiện trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Hồ sơ nộp tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh
Thời gian giải quyết Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
Giấy phép lao động được cấp theo Mẫu số 12/PLI ban hành kèm theo Nghị định 152/2020. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Xem thêm:
Quy định mới về giấy phép lao động theo nghị định 70/2023-NĐ-CP
Hồ sơ đề nghị xác nhận miễn giấy phép lao động
Giám đốc điều hành cần giấy tờ gì khi làm giấy phép lao động theo nghị định 70
Hướng dẫn hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ xin giấy phép lao động
Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại chi nhánh công ty