Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Khi người nước ngoài nghỉ việc thì thẻ tạm trú có còn hiệu lực

Thẻ tạm trú (Temporary Residence Card – TRC) là một trong những giấy tờ quan trọng giúp người nước ngoài cư trú hợp pháp và thực hiện các hoạt động tại Việt Nam. Đặc biệt, đối với trường hợp thẻ tạm trú cấp cho người lao động, trong quá trình làm việc, nhiều trường hợp người lao động nước ngoài nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau, gây ra thắc mắc về việc thẻ tạm trú của người nước ngoài có còn hiệu lực hay không khi người nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam? Bài viết sau sẽ phân tích chi tiết vấn đề này, cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho người lao động và doanh nghiệp.

Thẻ tạm trú có còn hiệu lực khi người nước ngoài nghỉ việc?

Thẻ tạm trú có còn hiệu lực khi người nước nghỉ việc

Theo quy định của Luật Xuất nhập cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, đã được sửa đổi, bổ sung bằng Luật số 51/2019/QH14), thẻ tạm trú được cấp dựa trên cơ sở mục đích nhập cảnh và các tài liệu chứng minh do người nước ngoài cung cấp. Khi người lao động nước ngoài nghỉ việc, thẻ tạm trú có thể bị mất hiệu lực vì các nguyên nhân sau:

  1. Thay đổi mục đích lưu trú: Thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài thường được cấp trên cơ sở giấy phép lao động và quan hệ làm việc với doanh nghiệp. Khi nghỉ việc, nguyên nhân cấp thẻ không còn, thẻ có thể bị thu hồi.
  2. Doanh nghiệp báo cáo việc nghỉ việc: Khi người lao động nước ngoài nghỉ việc, doanh nghiệp thông báo với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, dẫn đến việc thu hồi thẻ.
  3. Hết hiệu lực giấy phép lao động: Giấy phép lao động là căn cứ để cấp thẻ tạm trú. Khi giấy phép lao động hết hiệu lực, thẻ tạm trú cũng sẽ bị đình chỉ.

Như vậy, Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, mục đích cư trú ban đầu của họ không còn nữa. Do đó: Thẻ tạm trú sẽ không còn giá trị pháp lý.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người nước ngoài nghỉ việc

Công ty mời, bảo lãnh cho người lao động nước ngoài phải có trách nhiệm:

“Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh” (Điểm e Khoản 2 Điều 45 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014).

Theo đó, trong trường hợp người lao động nước ngoài nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc không còn nhu cầu bảo lãnh người nước ngoài trong thời gian họ tạm trú tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty cần phối hợp với cơ quan chức năng thu hồi thẻ tạm trú  của người lao động để nộp lại cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chuẩn bị các thủ tục để người lao động nước ngoài xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Hậu quả của việc không hủy thẻ tạm trú sau khi nghỉ việc

Việc sử dụng thẻ tạm trú không còn giá trị có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

  • Người nước ngoài có thể bị xử phạt hành chính hoặc trục xuất: Sử dụng thẻ tạm trú không hợp lệ được coi là vi phạm pháp luật về cư trú.
  • Doanh nghiệp bị xử phạt: Nếu không thực hiện trách nhiệm thông báo và hủy thẻ tạm trú, doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành chính theo quy định.
  • Khó khăn trong việc xin thẻ tạm trú mới: Việc không tuân thủ quy định có thể ảnh hưởng đến khả năng được cấp thẻ tạm trú mới khi người lao động quay lại Việt Nam.

Giải pháp cho người lao động nước ngoài sau khi nghỉ việc

Nếu người lao động nước ngoài muốn tiếp tục cư trú tại Việt Nam sau khi nghỉ việc, họ cần thực hiện các thủ tục sau:

1. Xin cấp visa phù hợp

Người lao động có thể xin cấp visa mới với mục đích khác, chẳng hạn:

  • Visa du lịch (DL).
  • Visa thăm thân (TT) nếu có người thân bảo lãnh.
  • Visa đầu tư (ĐT) nếu có ý định đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

2. Tìm doanh nghiệp bảo lãnh mới

Nếu người lao động tìm được công việc mới tại một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp mới sẽ bảo lãnh họ xin thẻ tạm trú mới. Quy trình này bao gồm:

  • Hủy thẻ tạm trú cũ.
  • Làm thủ tục xin giấy phép lao động mới
  • Nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú mới theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp mới.

>> Xem thêm: Những thủ tục cần thiết khi người nước ngoài thay đổi nơi làm việc

3. Rời khỏi Việt Nam nếu không thể xin visa mới

Trường hợp không thể xin visa hoặc thẻ tạm trú mới, người lao động cần rời khỏi Việt Nam trước khi thẻ tạm trú hết hạn để tránh vi phạm pháp luật.

Trên đây, là những giải đáp và hướng giải quyết cho thắc mắc về thẻ tạm trú khi người nước ngoài nghỉ việc. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, có thể liên hệ đến dịch vụ làm thẻ tạm trú lao động của Luật Bistax, chúng tôi sẽ tư vấn thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hợp pháp nhất.

Tham khảo thêm:

Người nước ngoài ở Việt Nam có thể làm công việc gì

Người nước ngoài thay đổi công ty khác có cần phải xuất cảnh để được bảo lãnh qua công ty mới không

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang