Cập nhật lần cuối: 24/09/2024.
Hộ chiếu là giấy tờ thiết yếu không thể thiếu để bạn có thể xuất ngoại và nhập cảnh vào nhiều quốc gia trên thế giới. Việc người lớn xin hộ chiếu là điều rất bình thường, vậy đối với trẻ em thì thủ tục làm hộ chiếu như thế nào và bao nhiêu tuổi được làm hộ chiếu? Bài viết sau đây, nhằm mục đích cung cấp đến Quý khách hàng những thông tin hữu ích về độ tuổi làm hộ chiếu và thành phần hồ sơ khi làm hộ chiếu. Hãy cùng tìm hiểu cùng Luật Bistax.
Xem thêm: Cách chuyển visa du lịch sang visa EB3 đơn giản và hiệu quả
Tóm tắt nội dung
ToggleĐịnh nghĩa về hộ chiếu (passport)
Hộ chiếu hay còn gọi theo tên tiếng anh là Passport. Hộ chiếu được cấp cho người có nhu cầu xuất nhập cảnh sang nước khác và nhập cảnh trở lại nước mình.
Trong sổ hộ chiếu sẽ có thông tin cá nhân giống như CMND hoặc CCCD và kèm theo là ngày cấp, ngày hết hạn, quốc tịch, chữ ký trên hộ chiếu…
Bao nhiêu tuổi được làm hộ chiếu?
Theo quy định tại Nghị định số 136/2007/ND-CP và Thông tư số 27/2007/TT/BCA của Bộ Công an, Hộ chiếu phổ thông được cấp cho mọi công dân Việt Nam không phân biệt là trẻ em hay là người đã trưởng thành. Tuy nhiên để đảm bảo cho việc dễ quản lý, đối với hộ chiếu phổ phông, sẽ có một số điều khoản qui định khác nhau về độ tuổi được làm hộ chiếu. Cụ thể như sau:
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm.
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 05 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
– Trẻ em dưới chín tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ. Trong trường hợp này, hộ chiếu có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.
– Trẻ em từ 09 tuổi đến dưới 14 tuổi không cấp chung và hộ khẩu của cha hoặc mẹ; hộ chiếu được cấp riêng thì có thời hạn 05 năm.
Hồ sơ làm hộ chiếu cần những gì?
Hiện nay, việc cấp hộ chiếu phổ thông được thực hiện cho cả công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông bao gồm: (quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 94/2015/NĐ-CP)
⇒ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định:
- Đối với tờ khai để cấp hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ khai, ký thay. Nếu việc khai và ký thay do người giám hộ thực hiện phải có bản sao, bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh quyền giám hộ hoặc xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu nếu không chứng thực.
- Trường hợp cha hoặc mẹ có con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
- Trường hợp ủy thác nộp hồ sơ: Tờ khai phải có xác nhận của Thủ trưởng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác và đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo văn bản của bên nhận ủy thác gửi cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh đề nghị cấp hộ chiếu cho người ủy thác (hoặc danh sách những người đề nghị giải quyết)
- Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp cấp hộ chiếu cho người dưới 14 tuổi.
⇒ 02 ảnh mới chụp (4cm x 6cm), mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Đối với trẻ dưới 9 tuổi đi cùng nộp ảnh cỡ 3cm x 4cm.
Ngoài các loại giấy tờ, tài liệu trên, người đề nghị cấp hộ chiếu nộp hồ sơ trực tiếp cần chuẩn bị chứng minh nhân dân và sổ tạm trú (nếu xin cấp ở nơi tạm trú) để kiểm tra, đối chiếu. Với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện cần gửi kèm theo bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.
Trình tự thủ tục đề nghị xin cấp hộ chiếu
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:
- Công dân Việt Nam ở trong nước tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú. Trong trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp có thể nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an.
- Người Việt Nam ở nước ngoài nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
Bước 2: Nộp lệ phí và đợi thông báo từ cơ quan tiếp nhận:
Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.
– Sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài xin cấp hộ chiếu cơ quan đại diện ngoại giao phải gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có liên quan xác minh
Bước 3: Nhận kết quả.
Cơ quan thực hiện cấp Hộ chiếu giao Hộ chiếu cho người nộp hồ sơ trong thời hạn quy định:
- Đối với các trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú ,cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Cục Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trên đây, là bài viết chia sẻ về những thắc mắc thường gặp về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) và làm hộ chiếu gồm những gì? Hy vọng với chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về cách làm hộ chiếu.
Tham khảo thêm:
- Điều kiện để được xuất khẩu lao động sang Canada
- Hướng dẫn cách đăng ký tờ khai làm hộ chiếu online
- Định cư Mỹ có khó không? Bao lâu có thẻ xanh
- EB3 có lừa đảo không? Có ai làm EB3 thành công không?
- Thủ Tục Bảo Lãnh Vợ Con Sang Nhật Nhanh Chóng & Tiết Kiệm