Cập nhật lần cuối: 27/08/2024.
Luật Doanh Nghiệp quy định chi tiết các loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận tư cách pháp nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên về hình thức hoạt động, các quyền và nghĩa vụ về thuế thì tương đối giống nhau. Luật Bistax xin thống kê các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
ToggleĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Hiện nay có các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam như sau:
1. Doanh nghiệp tư nhân
- Số lượng thành viên: Chỉ có một cá nhân làm chủ ( khoản 1 điều 188)
- Trách nhiệm: chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.;
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân (Điều 74 bộ luật dân sự 2015)
(Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì vậy không gọi là VỐN ĐIỀU LỆ)
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Vốn đầu tư có thể đăng ký bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các tài sản khác;
- Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân
2. Công ty TNHH Một Thành Viên:
- Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
- Công ty một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty một thành viên không được quyền phát hành cổ phần
- Được phát hành trái phiếu theo quy định
- Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết . Góp và ghi trong Điều lệ công ty;
- Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty. Thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Quyền đối với Chủ sở hữu công ty
- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
- Quyết định dự án đầu tư phát triển;
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
- Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
- Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Nghĩa vụ đối với chủ sở hữu công ty
- Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty;
- Tuân thủ Điều lệ công ty;
- Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty;
- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn;
- Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
- Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Xem thêm: Thủ tục thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên
3. Công ty TNHH Hai thành viên trở lên:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 51, 52 và 53 của Luật doanh nghiệp;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
- Được phát hành trái phiếu theo quy định
- Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
- Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định
Xử lý trường hợp thành viên chưa góp đủ vốn điều lệ:
- Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
- Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
- Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
- Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
- Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;
- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật Doanh Nghiệp;
- Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
- Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp;
- Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 51, 52, 53 và 68 của Luật Doanh nghiệp;
- Tuân thủ Điều lệ công ty;
- Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
- Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
– Vi phạm pháp luật;
– Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
– Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
- Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Xem thêm: Thủ tục thành lập Công ty TNHH Hai Thành Viên
4. Công ty Cổ Phần
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua. Được ghi trong Điều lệ công ty;
- Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty; Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
- Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua;
- Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
- Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong các trường hợp quy định tại khoản 5 điều 112 Luật doanh nghiệp
Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ phần ưu đãi cổ tức;
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
- Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
♦ Cổ đông phổ thông có quyền:
- + Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết
- + Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
- + Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
- + Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp và tại pháp luật chuyên ngành
- + Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
- + Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
- + Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty
- + Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Phụ thuộc vào tỷ lệ cổ phần phổ thông, Cổ đông và các nhóm cổ công có các quyền lợi khác quy định tại khoản 2,3,4 điều 115 luật doanh nghiệp 2020
Các cổ đông ưu đãi biểu quyết, ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại có quyền quy định định cụ thể tại điều 116, 117, 118 Luật doanh nghiệp 2020
- Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua;
- Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
- Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty;
- Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;
- Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Xem thêm:
5. Công ty Hợp danh
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
- Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
- Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty
- Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty
- Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty;
- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
- Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
- Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Nghĩa vụ của thành viên hợp danh
- Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
- Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trongtrường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;
- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
- Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
- Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty hợp danh
Trên đây là Các loại hình doanh nghiệp mới nhất, cơ bản và phổ biến được Luật Bistax soạn thảo những ý chính được trích dẫn từ các quy định theo Luật Doanh Nghiệp 2020. Trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh, bạn cần tìm hiểu kỹ về qui định của các loại hình doanh nghiệp, để có cái nhìn khái quát nhất từ đó đưa ra quyết định lựa chọn tối ưu nhất. Với các trường hợp khác quý khách hàng chưa hiểu rõ về các loại hình doanh nghiệp này có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi qua các hình thức sau để được tư vấn miễn phí!
- Hotline 07777 23283
- Email: cskh@bistax.vn hoặc tuvan@bistax.vn
- Hỗ trợ trực tuyến trên website hoặc Zalo
- Để lại nội dung bình luận ở dưới bài viết
Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Luật Bistax:
Sau khi đã xác định được loại hình doanh nghiệp, bạn cần tiến hành các thủ tục thành lập công ty để có được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, thủ tục pháp lý đã được đơn giản hoá, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu về qui định làm hồ sơ cho những ai mới bắt đầu khởi nghiệp.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TPHCM
Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy tìm đến dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại TPHCM của Luật Bistax. Với lĩnh vực chính là làm giấy phép thành lập cho các doanh nghiệp trong nước và thành lập công ty nước ngoài. Đến với chúng tôi, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về những lợi ích mang lại như sau:
- Tư vấn lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với mong muốn
- Tư vấn trình tự theo qui trình từ các khâu đơn giản đến phức tạp: cách lựa chọn tên công ty, địa chỉ văn phòng, lựa chọn mã ngành nghề phù hợp, vốn điều lệ, tỉ lệ vốn góp, các điều khoản hợp đồng thành viên…
- Tư vấn các khoản thuế, báo cáo thuế, kế toán….
Luật Bistax với hoạt động hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ làm giấy phép cho tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Với chi phí thành lập công ty hợp lý, chúng tôi đảm bảo về chất lượng dịch vụ mang đến cho khách hàng.
Chỉ với 1.4999.000đ, trong vòng 3-5 ngày làm việc, bạn sẽ được giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tận nơi, không phải đi lại. Hồ sơ chỉ cần: CCCD/CMND/hộ chiếu.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
- Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Sau Khi Thành Lập
- Dịch vụ tư vấn thành lập công ty uy tín
Hãy gọi ngay vao số hotline: 07777 23283 để được tư vấn thành lập công ty trong nước và thành lập công ty nước ngoài.