Cập nhật lần cuối: 13/09/2024.
Khi bạn muốn tự chủ về mặt kinh doanh, chiến lược và chủ động tự quyết. Việc thành lập có duy nhất 01 thành viên nên gần như không có trường hợp tranh chấp vốn, quyền quản lý với những người khác.Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải hiểu rõ và xác định rõ Công ty TNHH một thành viên là gì? Điều kiện nào để lựa chọn loại hình công ty TNHH 1 thành viên?
Tóm tắt nội dung
Toggle1. Thế nào là công ty TNHH Một thành viên?
Công ty TNHH 1 thành viên là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu có thể là tổ chức hoặc cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) hoặc bất cứ ai đều có quyền thành lập công ty trừ Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn thành lập công ty và toàn quyền quyết đinh về mọi mặt cũng như đơn giản bộ máy tổ chức thì bạn nên lựa chọn công ty TNHH 1 thành viên vì loại hình doanh nghiệp này do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được phát hành trái phiếu và không được quyền phát hành cổ phần.
2. Đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên:
- Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp đơn giản, dễ vận hành vì mọi quyết định về cơ cấu tổ chức và kế hoạch hoạt động đều do chủ sở hữu quyết định.
- Loại hình công ty này do 1 thành viên đứng ra làm chủ sở hữu chính vì sẽ không gặp phải các vấn đề về tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, điều này hạn chế được rất nhiều rủi ro cho các đối tác khi ký kết hợp đồng với loại hình này.
- Về việc rút vốn: dưới hình thức chuyển nhượng toàn bộ hay chuyển nhượng một phần vốn góp khi đó chủ sở hữu cũ phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh nếu có.
- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
Xem thêm: Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần
3. Giấy tờ yêu cầu để thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
Chi tiết hồ sơ cần chuẩn bị Thành lập công ty TNHH Một Thành viên
a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Người đại diện pháp luật.
b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
c) Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
d) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
LƯU Ý: Chỉ cần bản sao chứng thực một trong các giấy tờ trên.
Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp tại đây
4. CÁC BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
Bước 1: Tra cứu tên công ty TNHH 1 thành viên
Để đảm bảo khi nộp hồ sơ thành lập công ty, cần tra cứu tên công ty tránh bị trùng tên.
Bạn có thể tra cứu trực tiếp tại dữ liệu Cổng thông tin quốc gia về đăng ký giấy phép kinh doanh
https://duthao.dkkd.gov.vn/Common
Lưu ý: Nhà nước đảm bảo tên công ty trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy bạn chỉ có thể sở hữu tên công ty với điều kiện chưa có ai đăng ký.
Bước 2: Trụ sở chính của Công ty TNHH 1 Thành viên
Trụ sở chính của công ty phải đáp úng được các điều kiện sau:
♦ Số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, khu phố;
♦ Tên đường hoặc thôn/xóm/ấp;
Xã/phường/thị trấn/huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
♦ Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
Ghi chú: Trường hợp bạn không có địa chỉ để đặt trụ sở chính hoặc để tiết kiệm chi phí bạn có thể đăng ký dịch vụ cho thuê văn phòng ảo hoặc cho Văn phòng chia sẻ với chi phí khoảng 500.000vnđ/tháng
Xem thêm: Những địa chỉ không được phép đặt trụ sở công ty
Bước 3: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH 1 Thành viên
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp cho phép bạn kinh doanh mọi ngành nghề mà Luật không cấm. Vì vậy ngoài những lĩnh vực chính bạn có thể đăng ký thêm nhiều lĩnh vực khác.
Tất nhiên sau này bạn có quyền đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh bất cứ lúc nào bạn muốn.
Ví dụ: Bạn mở cửa hàng kinh doanh mô tô, xe máy. Bạn có thể đăng ký thêm dịch vụ bảo trì, sửa chữa mô tô, xe máy và bán buôn các phụ tùng mô tô, xe máy.
Xem thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Bước 4: Đăng ký vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp không có quy định phải chứng minh vốn khi thành lập công ty. Vì vậy, tùy vào quy mô hoạt động của công ty mà bạn đăng ký mức vốn cho phù hợp.
Luật cũng không có quy định về mức vốn tối thiểu và tối đa bao nhiêu. Tuy nhiên, mức thuế Môn bài được căn cứ vào Vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký.
Như vậy, các giấy tờ và thông tin cần để đăng ký thành lập Công ty TNHH 1 thành viên gồm 4 bước. Đây là điều kiện chính bắt buộc để đáp ứng theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Mức nộp thuế môn bài mới nhất
Thời gian cấp giấy phép thành lập công ty TNHH một thành viên: 03 ngày làm việc (trường hợp hồ sơ hợp lệ)
5. DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN TẠI LUẬT BISTAX
Để thành lập công ty, bạn phải có một chút am hiểu về Luật pháp, các văn bản pháp luật quy định. Tuy nhiên, để đảm bảo mọi quyền lợi và tránh rủi ro sau này Luật Bistax cung cấp dịch vụ tư vấn và xin Giấy phép thành lập Công ty TNHH 1 thành viên.
Cụ thể, Luật Bistax sẽ thực hiện mọi vấn đề sau:
- Tiếp nhận thông tin yêu cầu;
- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thành lập công ty, các khoản thuế phải đóng…;
- Tư vấn các đặt tên công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh;
- Soạn thảo tất cả các tài liệu liên quan;
- Thực hiện mọi thủ tục với cơ quan cấp phép.
Bạn chỉ cần cung cấp duy nhất 01 bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu khi thành lập công ty. Mọi việc còn lại là của Luật Bistax.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Luật Bistax, sẽ giúp bạn đảm bảo giấy tờ hợp lệ, an tâm hoạt động, tránh rủi ro pháp lý. Gọi ngay hotline 07777 23283 để được tư vấn.
Tham khảo thêm:
Chi phí thành lập công ty trọn gói tại Luật Bistax
Các bước thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện nay
Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn
Thủ tục thành lập Công ty TNHH 2 thành viên