• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Hướng dẫn Thủ tục Đăng ký kinh doanh mới nhất hiện nay

Khi tham gia kinh doanh, buôn bán bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào, doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Bởi vì thực hiện đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung chia sẻ ở bài viết sau đây.

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh Là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Mỗi doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh donh. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.

Đăng ký kinh doanh giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách an toàn, hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Đăng ký kinh doanh là quyền kinh doanh của công dân và cũng là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

Nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
  2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân

Việc đăng ký kinh doanh được tổ chức thực hiện ở các cơ quan sau:

Theo Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan ĐKKD được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở quận. Huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, bao gồm:

Cấp tỉnh:

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư .

Cấp huyện:

Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

Cơ quan ĐKKD

Cơ quan có tài khoản và con dấu riêng.

Các loại hình đăng ký kinh doanh theo cổng thông tin một cửa quốc gia

✓ Công ty cổ phần.

✓ Doanh nghiệp tư nhân.

✓ Công ty TNHH Một thành viên.

✓ Công ty TNHH Hai thành viên trở lên.

✓ Công ty Hợp danh.

✓ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

✓ Hộ kinh doanh cá thể.

Mức xử phạt nếu không đăng ký kinh doanh

Nếu chủ thể doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh thì sẽ bị phạt khá nặng với các mức phạt như sau:

Mức phạt Hành vi
Từ 1.000.000 – 2.000.000 triệu đồng Hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở được đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Từ 2.000.000 – 3.000.000 triệu đồng Hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể mà không có Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Từ 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồng Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp – công ty mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không đăng ký thành lập công ty theo quy định.
Từ 5.000.000 – 10.000.000 triệu đồng Tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Nếu doanh nghiệp đã bị xử phạt kinh doanh mà không có giấy đăng ký kinh doanh một lần còn tái phạm thì theo quy định.
Gấp 2 lần mức tiền phạt Vi phạm quy định trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại TPHCM

Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại TPHCM

Thủ tục đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh thành lập hộ kinh doanh cá thể

Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể là tại Phòng kinh tế tài chính kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đặt trụ sở chính. Thời gian cấp giấy phép là sau 4 ngày làm việc.

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể

Bước 1 : Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh cá thể tại phòng kinh tế tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Chuẩn bị các giấy phép đăng ký kinh doanh sau:

  1. Chứng minh nhân dân (CMND), thẻ căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu bản sao công chứng.
  2. Giấy chủ quyền nhà (nếu bạn là chủ sở hữu) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh (nếu là thuê địa điểm).
  3. Hồ sơ đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể bao gồm các thông tin sau:
  • Tên hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại.
  • Vốn đăng ký kinh doanh.
  • Số lao động sử dụng đối với hộ kinh doanh cá thể.
  • Đăng ký giấy phép kinh doanh.
  • Họ và tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, thông tin chứng minh nhân dân. căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực của người đăng ký hoặc đại diện đơn vị kinh doanh.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi giấy biên nhận và hẹn sau 3-5 ngày làm việc sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể – nếu đáp ứng đủ các điều kiện. điều kiện dưới đây:

  • Đăng ký sang tên chủ doanh nghiệp đúng quy định.
  • Hoàn thành các yêu cầu đăng ký kinh doanh.
  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh phù hợp, không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh.

Đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định số: 108/2018/NĐ-CP.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân: là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và cá nhân đó phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Thành lập công ty hợp danh: là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên: là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên. Họ có thể là các tổ chức hoặc các cá nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Thành lập công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông

Thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp

  • Bước 1: Dự thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thông tin cần thiết.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký thuộc tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 4: Nhận kết quả – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 5: Khắc dấu tròn doanh nghiệp, công bố mẫu dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia
  • Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Bước 7: Mua chữ ký số, đăng ký khai thuế – nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và xác nhận đăng ký nộp thuế điện tử tại ngân hàng
  • Bước 8: Khai lệ phí môn bài – đóng lệ phí môn bài sử dụng chữ ký điện tử
  • Bước 9: Khai thuế ban đầu, đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử
  • Bước 10: Báo cáo thuế theo quy định của nhà nước theo định kỳ tới cơ quan quản lý thuế tại địa phương nơi công ty đặt trụ sở

Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Luật Bistax

Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại Luật Bistax sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ một cách nhanh chóng. Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý trước khi thành lập như loại hình thành lập, mã ngành nghề, vốn điều lệ, điều kiện xin giấy phép kinh doanh… cho từng khách hàng; Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề về thuế, nhằm tối ưu số tiền thuế phải nộp mà vẫn đúng quy định.

Với chi phí thành lập công ty hợp lý, Cam kết chi phí trọn gói và không phát sinh chi phí.

Để có thể hỗ trợ tư vấn giải pháp tối ưu về thuế và các vấn đề pháp lý hãy gọi ngay số hotline 07777 23283.

5/5 - (2 bình chọn)
Array

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top