Cập nhật lần cuối: 15/02/2023.
Bán hàng online hay kinh doanh online đang là hình thức kinh doanh phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng trong thời đại cách mạng công nghệ hiện nay. Bên cạnh việc mở cửa hàng kinh doanh truyền thống nhiều chủ cửa hàng còn kết hợp cả hình thức bán hàng trực tuyến (online) qua các trang mạng xã hội hoặc các website bán hàng. Khi áp dụng hình thức kinh doanh online, có một vấn đề được khá nhiều người quan tâm đó là “kinh doanh bán hàng online có phải đăng ký giấy phép kinh doanh không?” Hiểu được những thắc mắc của khách hàng, với bài viết sau đây, Luật Bistax sẽ giải đáp phần nào những khúc mắc xoay quanh vấn đề trên.
Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty năm 2023 cần chuẩn bị những gì
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử
- Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi bổ sung Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử.
Quy định của pháp luật về kinh doanh online
Theo điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT, các thương nhân/ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, có website cung cấp một trong các dịch vụ:
- Khuyến mại trực tuyến;
- Sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Đấu giá trực tuyến
Thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh và đăng ký dưới hình thức sàn giao dịch điện tử với Bộ Công thương.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 47/2014/TT-BCT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2018/TT-BCT, các mạng xã hội, website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động) có một trong các hình thức hoạt động sau sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm:
– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.
– Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.
– Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ. Về mặt bản chất và phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, người bán hàng trên đó không phải đăng ký với Bộ Công Thương mà doanh nghiệp vận hành mạng xã hội, website này mới phải tiến hành đăng ký.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân không phải đăng ký kinh doanh bán hàng online. Mà việc đăng ký là do website có chuyên mục mua bán, cho phép bạn tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ thực hiện.
Tuy nhiên, người bán hàng trên mạng xã hội phải có trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như: cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại của người bán, mã số thuế cá nhân… cho chủ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ; cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định khi bán hàng hóa…
– Người bán trên các mạng xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 47/2014/TT-BCT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2018/TT-BCT phải tuân thủ những quy định tại Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2018/NĐ-CP như sau:
- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Các mặt hàng không được phép kinh doanh online
Cũng như kinh doanh truyền thống, kinh doanh online không được kinh doanh các mặt hàng thuộc danh sách ngành nghề cấm đầu tư, bao gồm:
- Súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao và các công cụ hỗ trợ.
- Thuốc lá điếu, xì gà, các dạng thuốc lá khác.
- Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm và các bộ phận của chúng.
- Rượu các loại
- Một số hàng hóa hạn chế kinh doanh khác.
Loại hình đăng ký kinh doanh bán hàng online
Kinh doanh online có phải đăng ký kinh doanh không
Thực thế theo tình hình chung hiện nay, bán hàng online theo kiểu tự phát của các cá nhân hay chủ shop bán hàng online đều không có đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu có cơ quan kiểm tra, các đối tượng này có thể bị xử phạt hành chính, bị xem là hành vi trốn thuế hoặc hoạt động kinh doanh không giấy phép.
Do vậy, việc đăng ký thành lập kinh doanh bán hàng online theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty là bắt buộc và cần thiết để tạo uy tín cho bạn để có thể bán hàng online lâu dài.
Mã ngành nghề kinh doanh bán hàng online, qua mạng
Hoạt động kinh doanh bán hàng online, qua mạng gồm 2 mã ngành nghề sau:
1. Mã ngành 4791 – Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.
Nhóm này bao gồm bán lẻ qua bưu điện, qua internet hoặc các trang thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada…), đấu giá qua mạng (Chilindo), bán trực tiếp qua phát sóng thường nhật tên tivi và các phương tiện khác (báo, đài, điện thoại…).
2. Mã ngành 4799 – Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu.
Nhóm này bao gồm bán hàng trực tiếp, đại lý bán lẻ, giao hàng tận nơi…
Lưu ý: Ngoài 2 mã ngành bắt buộc trên, tùy vào mặt hàng kinh doanh mà bạn đăng ký thêm mã ngành có mặt hàng đó.
Ví dụ:
Mã ngành 4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình nếu buôn bán mặt hàng quần áo, mỹ phẩm, nước hoa…
Mã ngành 4641 – Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép… nếu buôn bán giày dép các loại.
Hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh bán hàng online, qua mạng
Để có thể bán hàng online, bạn thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh với chi tiết hồ sơ như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Sau đó, bạn đăng ký xin giấy phép con với mã ngành kinh doanh bán hàng online (mã ngành 4791/mã ngành 4799). Tùy vào từng loại hàng hóa mà bạn đăng ký thêm mã ngành cho phù hợp.
Cuối cùng, bạn nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và chờ kết quả trong vòng 3 ngày, kể từ ngày Sở KH&ĐT nhận được hồ sơ.
Một số câu hỏi về kinh doanh bán hàng online, qua mạng
Bán hàng trên facebook có phải nộp thuế
Kinh doanh bán hàng trên facebook là hình thức kinh doanh, phương thức tiếp cận khách hàng một cách gián tiếp qua mạng internet. Theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành, việc cá nhân hay công ty kinh doanh qua hình thức này đều phải nộp thuế.
Tuy nhiên, mà vấn đề đặt ra là chưa có thiết chế quản lý nhà nước hoặc văn bản hướng dẫn để quản lý và theo kịp với hoạt động kinh doanh này.
Tùy vào quy mô hoạt động kinh doanh mà Luật Bistax khuyên bạn chọn lựa thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty khi có ý định muốn kinh doanh bán hàng online. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về qui mô hoạt động của mình, hãy liên hệ ngay vào số hotline: 07777 23283 hoặc để lại nội dung cần tư vấn vào phần bình luận dưới bài viết này để được tư vấn miến phí.
Cá nhân bán hàng online phải nộp những loại thuế nào?
theo Nghị định 139/2016/NĐ- CP quy định, cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ áp dụng mức lệ phí môn bài từ 300.000 đồng đến một triệu đồng.
Cụ thể doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng, mức phí 300.000 đồng. Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng, mức phí 500.000 đồng. Doanh thu trên 500 triệu đồng, mức phí 1.000.000 đồng.
Cá nhân bán hàng không thường xuyên, địa điểm không cố định hoặc có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp lệ phí môn bài.
Cá nhân bán hàng online nếu doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, phải nộp thuế TNCN với mức 0,5%. Thuế này được tính theo tháng, có thể kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm. Trường hợp cá nhân không xác định được doanh thu, cơ quan có thẩm quyền sẽ ấn định để xác định số thuế phải nộp.
Cá nhân nếu được xác định đang nuôi con nhỏ, con bị tàn tật hoặc bố mẹ không còn khả năng lao động… sẽ được giảm trừ 11 triệu đồng/tháng vào mức thu nhập chịu thuế theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14.
Theo quy định, đa phần hàng hóa, dịch vụ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng đều chịu thuế VAT, trừ các sản phẩm là giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn cho gia súc, muối… Cá nhân bán hàng online phải nộp thuế VAT bằng 1% doanh thu khi đạt trên 100 triệu đồng/năm.
Nếu trốn tiền thuế từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng, hộ kinh doanh có thể bị phạt từ 100 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm.
Dịch vụ làm giấy phép tại TPHCM của Luật Bistax
Với những nội dung mà Luật Bistax đã chia sẻ trên, có thể thấy việc kinh doanh bán hàng online dù với qui mô nào cũng cần phải tìm hiểu kỹ về những qui định về lĩnh vực kinh doanh này. Trong trường hợp quý khách hàng gặp phải những khó khăn khi tiến hành thực hiện công việc này hãy liên hệ đến Luật Bistax để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Tự hào là đơn vị uy tín đồng hành và được rất nhiều khách hàng tin tưởng, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng. Hãy liên hệ đến dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại TPHCM của Luật Bistax vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!