Cập nhật lần cuối: 27/09/2024.
Các giấy tờ chứng minh nhà quản lý để xin giấy phép lao động cần phải đảm bảo đúng, đủ và hợp lệ đáp ứng các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị trí quản lý. Doanh nghiệp tuyển dụng cần tiến hành thủ tục soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài và gửi lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động xét duyệt. Luật Bistax sẽ hướng dẫn quý khách hàng về các văn bản, tài liệu nhằm giúp doanh nghiệp chứng minh người lao động đủ điều kiện đảm nhiệm vị trí nhà quản lý.
Xem thêm: Quy định mới về giấy phép lao động theo nghị định 70/2023-NĐ-CP
Tóm tắt nội dung
ToggleVị trí chức danh nhà quản lý cho người nước ngoài
– Nhà quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được hiểu là người quản lý doanh nghiệp, bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
+ Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Các cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty;
+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, nhà quản lý chính là người có thẩm quyền trong công ty, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công ty, và là người có quyền ký kết giao dịch của công ty nhân danh công ty theo quy định tại điều lệ công ty.
Các chức danh cho nhà quản lý khi xin giấy phép lao động
Người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp tại Việt Nam ở vị trí công việc Nhà quản lý khi xin giấy phép lao động sẽ bao gồm những chức danh sau:
- Vị trí Nhà quản lý – Chức danh Chủ tịch công ty/Chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị
- Vị trí Nhà quản lý – Chức danh Tổng Giám đốc
- Vị trí Nhà quản lý – Chức danh Giám đốc
- Vị trí Nhà quản lý – Chức danh Trưởng văn phòng đại diện
Các giấy tờ chứng minh nhà quản lý khi xin giấy phép lao động
Khi xin giấy phép lao động cho nhà quản lý sẽ phụ thuộc vào các trường hợp của nhà quản lý, ở mỗi trường hợp sẽ có giấy tờ chứng minh khác nhau. Chẳng hạn như:
- Trường hợp nhà quản lý có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh thì hồ sơ khác với trường hợp không có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Trường hợp nhà quản lý làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động khác với trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp/ di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ.
- Đặc biệt là phải quan tâm đến kinh nghiệm quản lý có phù hợp với vị trí sẽ làm việc hay không.
Tuy nhiên, luật thì chỉ quy định hướng dẫn giấy tờ chung chung như thế này:
+ Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý thì phải có một trong các giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành;
- Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận.
Như vậy, theo kinh nghiệm của chúng tôi, dựa vào những quy định thì cần có các giấy tờ chứng minh nhà quản lý khi xin giấy phép lao động gồm:
1. Đối với nhà quản lý là người đại diện pháp luật của công ty
Đối với trường hợp này, Luật Bistax thường hay gặp phải thắc mắc từ khách hàng với thái độ ngạc nhiên rằng:
“Người nước ngoài là đại diện pháp luật của công ty cũng cần xin giấy phép lao động nữa hả?”
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường hiểu rằng, tôi là người đứng đầu thành lập công ty ở Việt Nam, là chủ doanh nghiệp rồi thì tại sao phải xin giấy phép lao động.
Luật Bistax xin phản hồi trả lời như sau:
Người nước ngoài là người đại diện pháp luật của công ty, là nhà quản lý của doanh nghiệp có tên trên giấy phép hoạt động của công ty. Thì theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 và Nghị định 152/2020 có quy định như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 3 tỉ sẽ có thể được Miễn giấy phép lao động à ngược lại, nếu vốn đầu tư dưới 3 tỉ, thì họ phải làm giấy phép lao động.
Như vậy, với vị trí nhà quản lý là chủ doanh nghiệp có vốn dưới 3 tỷ, khi xin giấy phép lao động thì đơn giản hơn, chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là được.
Bạn có thể tham khảo kỹ hơn ở bài viết này: Thủ Tục Xin Giấy Phép Lao Động Cho Nhà Đầu Tư Dưới 3 Tỷ
2. Đối với nhà quản lý được thuê theo hợp đồng lao động
Với hình thức làm việc của người nước ngoài là nhà quản lý được thuê theo hợp đồng lao động, là trường hợp bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép lao động.
Giấy tờ chứng minh nhà quản lý trong trường hợp này cần phải có gồm:
- Văn bản Xác nhận kinh nghiệm làm việc là nhà quản lý phù hợp với vị trí sẽ làm việc có thời hạn tối thiểu 03 năm.
- Quyết định bổ nhiệm là nhà quản lý với các chức danh tương ứng
Lưu ý: các giấy tờ này do nước ngoài cấp cần dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Đối với nhà quản lý theo hình thức di chuyển nội bộ không thuộc 11 ngành dịch vụ
Theo quy định Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 152/2021/NĐ-CP, đối với người nước ngoài có vị trí nhà quản lý theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp không thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải => sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp GPLĐ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo thủ tục thông thường.
Giấy tờ chứng minh nhà quản lý trong trường hợp này cần phải có gồm:
- Văn bản Xác nhận kinh nghiệm làm việc là nhà quản lý phù hợp với vị trí sẽ làm việc có thời hạn tối thiểu 03 năm.
- Quyết định bổ nhiệm là nhà quản lý với các chức danh tương ứng
Lưu ý: các giấy tờ này do nước ngoài cấp cần dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.
Tổng kết:
Như vậy, các giấy tờ chứng minh nhà quản lý khi xin giấy phép lao động sẽ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà sẽ có yêu cầu giấy tờ khác nhau. Theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, xiệc xin giấy phép lao động cho nhà quản lý khó khăn ở khâu giải trình nhu cầu sử dụng lao động, đối với các trường hợp đặc biệt thì cần phải giải trình được tại sao phải cần có vị trí đó, và tại sao cần phải có sự tuyển dụng nhà quản lý nước ngoài, tại sao nhân lực trong nước không phù hợp với vị trí vai trò này.v.v.v…
Trên đây chỉ là một trong những khâu chuẩn bị để xác định người nước ngoài có đầy đủ giấy tờ để xin giấy phép lao động hay không. Thủ tục xin giấy phép lao động còn trải qua nhiều bước và cũng khá phức tạp.
Nếu bạn vẫn còn có bất kỳ vướng mắc về thủ tục xin cấp mới Giấy phép lao động, xin vui lòng liên hệ với dịch vụ làm giấy phép lao động của Luật Bistax để được tư vấn nhanh chóng và cụ thể nhất.
Tham khảo thêm:
Cập nhật Trường hợp không cần xác định nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài
Cập nhật quy định sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Cập nhật trình tự cấp mới giấy phép lao động theo nghị định 70/2023
Xin giấy phép lao động cho Chủ tịch hội đồng quản trị
Thủ tục hồ sơ làm Giấy phép lao động cho người Hàn Quốc