Cập nhật lần cuối: 19/07/2024.
Ngày nay, hầu như tất cả mọi người đều nhận thấy rằng ngoại ngữ là chìa khóa tương lai cho bản thân cũng như con em họ. Chính vì thế mà nhu cầu học ngoại ngữ luôn luôn ở mức cao và sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai. Từ đó, các trung tâm ngoại ngữ ra đời và duy trì hoạt động hiệu quả. Không chỉ người Việt Nam, người nước ngoài cũng nắm bắt được điều này và chọn Việt Nam là nơi để đầu tư thành lập các trung tâm ngoại ngữ. Vậy, người nước ngoài mở trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam cần chuẩn bị những gì, thủ tục thực hiện có khó khăn không? Với bài viết này, Luật Bistax sẽ giúp quý khách hàng giải đáp câu hỏi: người nước ngoài muốn ngoài muốn mở trung tâm ngoại ngữ thì phải làm thế nào?
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm;
- Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học (ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 21/08/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Người nước ngoài muốn mở trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện nào?
Hoạt động giáo dục, cụ thể là hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư 2020.
Điều này có nghĩa là, bên cạnh thủ tục đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới hình thức trung tâm ngoại ngữ cần phải đáp ứng một số điều kiện về nhân sự, chương trình đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất,… theo quy định và hoàn tất thủ tục cấp phép hoạt động đào tạo ngoại ngữ.
Cụ thể, người nước ngoài muốn mở trung tâm ngoại ngữ cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức hoạt động trung tâm ngoại ngữ, tin học và các văn bản kèm theo tại Căn cứ pháp lý phía trên.
Quy trình thực hiện cho người nước ngoài muốn mở trung tâm ngoại ngữ
Bước 1: Thủ tục đăng ký thực hiện dự án đầu tư (cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
Trung tâm đào tạo ngoại ngữ được xếp vào phân ngành Dịch vụ: “Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ)”.
Theo quy định tại Biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam là thành viên. “Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ)” được cam kết như sau:
“Không hạn chế, ngoại trừ: Kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh. Cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ ngày 1/1/2009 sẽ cho phép cơ sở đào tạo thành lập 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập: không hạn chế.”.
Tham khảo thêm:
Như vậy, hiện nay ngành, nghề này không bị hạn chế đầu tư, người nước ngoài muốn mở trung tâm ngoại ngữ chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để được Phòng Kinh tế đối ngoại cấp phép. Đối với Bước này, nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu)
- Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực của nhà đầu tư
- Đề xuất thực hiện dự án đầu tư (quy mô, vốn,…)
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng lớn hơn số vốn đầu tư và Thuyết minh năng lực tài chính
- Hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh Đào tạo ngoại ngữ
Doanh nghiệp muốn xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ phải đăng ký kinh doanh ngành nghề: “Giáo dục khác chưa được phần vào đâu” (Mã ngành: 8559), chi tiết: “Đào tạo ngoại ngữ”.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý phần vốn góp (nếu là tổ chức);
Bước 3: Thủ tục xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ (cấp Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ)
Doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành Bước 1 và Bước 2, tiếp tục chuẩn bị hồ sơ và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm các văn bản, tài liệu sau:
– Tờ trình đề nghị cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ;
– Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung:
+ Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
Tên của trung tâm ngoại ngữ được đặt theo nguyên tắc sau: Trung tâm ngoại ngữ + Tên riêng;
Tên riêng của trung tâm không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
+ Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
+ Cơ sở vật chất của trung tâm: Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học viên/ca học; Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ;
+ Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.
+ Sơ yếu lý lịch của người làm giám đốc trung tâm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn, chứng minh nhân dân;
– Dự thảo nội quy hoạt động của trung tâm.
Sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất quá trình nộp hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ tiến hành thẩm định để xem xét các điều kiện hoạt động trung tâm ngoại ngữ của doanh nghiệp trên thực tế và tại hồ sơ có đáp ứng đủ theo quy định hay không để có cơ sở ra quyết định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc tiếp theo sau thời gian thẩm định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ ra quyết định:
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ ra quyết định thành lập.
- Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.
Dịch vụ tư vấn thủ tục cho người nước ngoài muốn mở trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam
Thủ tục thành lập một trung tâm ngoại ngữ không phải là thủ tục đơn giản đối với người nước ngoài bởi đây là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà chủ thể đầu tư còn là nhà đầu tư nước ngoài. Hơn thế, để đảm bảo việc giấy tờ, hồ sơ được tiến hành trơn tru và việc vận hành doanh nghiệp được thuận lợi về mặt kế toán, thuế,.. quý khách hàng là người nước ngoài nên chọn lựa đơn vị dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.
Luật Bistax là đơn vị chuyên về tư vấn dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại TPHCM. Với hơn 7 năm kinh nghiệm, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ các qui định, điều kiện giấy tờ đầy đủ. Các thủ tục từ khâu chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ đến nộp hồ sơ với cơ quan cấp phép sẽ được chúng tôi thực hiện theo đúng qui trình và được theo dõi một cách chặt chẽ và đúng thời gian.
Để người nước ngoài mở trung tâm ngoại ngữ một cách thuận lợi và hợp pháp nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 07777 23283 để được hỗ trợ tận tâm, nhiệt tình nhất.