• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành như thế nào để có thể đăng ký bảo hộ độc quyền đúng cách cho doanh nghiệp. Để tránh sự nhầm lẫn, bạn có thể phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu theo nội dung chia sẻ dưới đây.

Thế nào là nhãn hiệu?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về khái niệm nhãn hiệu cụ thể như sau:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Một vài loại nhãn hiệu cụ thể được quy định như sau:

– Nhãn hiệu tập thể: nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Nhãn hiệu chứng nhận: nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

Thế nào là thương hiệu?

Trên phương diện pháp lý, thương hiệu không phải là khái niệm được luật hóa. Thương hiệu (Brand) là thuật ngữ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong thương mại, quảng cáo nên nó trở nên thông dụng được đa số người dân sử dụng và được dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Thương hiệu sẽ có những đặc điểm như:

– Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị.

– Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ mà chỉ được xã hội và người tiêu dùng công nhận.

– Thương hiệu không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh như nhãn hiệu.

– Thương hiệu không thể xác định chính xác thời gian tồn tại.

Phân biệt sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu
Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Chúng ta có bảng phân biệt sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành mà bạn có thể tham khảo.

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Thương hiệu

Đăng ký bảo hộ Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ. Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.
Dấu hiệu nhận biết Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.
Thời hạn 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm. Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.
Ý nghĩa Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Như vậy, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” sử dụng trong bối cảnh khác nhau, dưới góc độ pháp lý chúng ta sử dụng “ nhãn hiệu”, còn ở góc độ quản trị doanh nghiệp thường dùng thuật ngữ thương hiệu.

Do đó, theo quy định của pháp luật, chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, còn “ thương hiệu” được tạo nên qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, giúp khẳng định sức cạnh tranh và giá trị của mình trên thị trường.

Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, tuy là thủ tục không bắt buộc, nhưng việc bảo hộ nhãn hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi cho các “đứa con tinh thần” của doanh nghiệp, đồng thời khẳng định trách nhiệm của doanh nghiệp giúp khách hàng tránh sử dụng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.

Để được đăng ký nhãn hiệu độc quyền một cách nhanh chóng và đảm bảo, bạn có thể liên hệ đến dịch vụ đăng ký bảo hộ logo độc quyền của Luật Bistax. Chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn thiện hồ sơ để tra cứu kết quả một cách nhanh nhất.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền

Phân biệt đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn
Array

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top