Cập nhật lần cuối: 02/08/2024.
Bạn đang có dự định mở công ty, nhưng lại đang phân vân không biết phải lựa chọn mức vốn là bao nhiêu? Thành lập công ty có cần chứng minh vốn? Vốn điều lệ là gì? Để mở công ty, bạn sẽ phải tìm hiểu tất cả những thủ tục, các yếu tố cơ bản và phải xác định rõ trước khi nộp hồ sơ thành lập công ty.
Để hiểu rõ rõ hơn các quy trình thành lập công ty, thủ tục xem tại đây
Tóm tắt nội dung
ToggleVốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp, hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán, hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Tài sản góp vốn được quy định cụ thể tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, gồm đồng Việt Nam; vàng; ngoại tệ tự do chuyển đổi; quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ; quyền sử dụng đất; tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam.
Lưu ý: Chỉ có chủ sở hữu hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên thì mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định.
Vốn điều lệ có một số đặc điểm sau:
– Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định
– Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau
Xem thêm: Qui định thời hạn góp vốn điều lệ
Thành lập công ty cần vốn điều lệ tối thiểu bao nhiêu?
Đối với những ngành nghề kinh doanh thông thường. Luật không có quy định về mức vốn đăng ký tối đa hay tối thiểu là bao nhiêu. Trừ những ngành nghề yêu cầu phải có vốn đăng ký tối thiểu như: Kinh doanh bất động sản 20 tỷ, tổ chức tín dụng 500 tỷ, Bảo hiểm 5 tỷ, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế 5 tỷ, dịch vụ bảo vệ 2 tỷ, dịch vụ việc làm 2 tỷ…
Như vậy, cách ngành nghề kinh doanh còn lại không có yêu cầu thì tùy thuộc vào bạn. Bạn có thể đăng ký 50TR, 100Tr hay 1 tỷ, 10 tỷ tùy ý bạn.
Có phải chứng minh vốn khi thành lập công ty?
Hiện nay, pháp luật không quy định về nghĩa vụ chứng minh vốn điều lệ. Khi mở công ty mà công ty tự đăng ký và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của nội dung kê khai.
Thêm vào đó, hành vi kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm (khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020).
Theo Nghị định 122 năm 2021, hành vi vi phạm này sẽ bị phạt nặng:
Điều 47. Vi phạm về kê khai vốn điều lệ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.
Tuy vậy, việc chứng minh phần vốn góp vẫn là cần thiết bởi đây là căn cứ để phân chia lợi nhuận về sau. Thành viên, cổ đông có thể chứng minh thông qua các giấy tờ:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ghi rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên, cổ đông).
– Điều lệ công ty.
– Giấy chứng nhận cổ phiếu, góp vốn.
– Sổ đăng ký cổ đông, thành viên.
– Chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn, biên lai thu tiền.
– Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
Theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020. Khi thành lập công ty sẽ được miễn lệ phí Môn bài 01 năm đầu tiên (Áp dụng cho tất cả các tổ chức thành lập mới, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân khi đăng ký thành lập mới).
Như vậy, tất cả các công ty sau khi thành lập mới, thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh, Hộ kinh doanh cá thể sẽ được miễn lệ phí môn bài cho năm đầu tiên. Được áp dụng miễn lệ phí từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12.
Xem thêm: