Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Tư vấn mã ngành nghề, hồ sơ thành lập công ty xây dựng

Cập nhật lần cuối: 30/08/2024.

Khi các cá nhân hay tổ chức có đầy đủ chức năng và năng lực về ngành xây dựng thì để ký kết các hợp đồng đầu tư lớn hay nhận toàn bộ công trình xây dựng, thì việc thành lập công ty xây dựng là việc cần thiết để nâng cao giá trị, tiềm lực và uy tín. Để thành lập công ty xây dựng thì bạn cần đáp ứng điều kiện gì và hồ sơ để thành lập ra sao?

Thành lập công ty xây dựng có khó không?

Để thành lập một công ty xây dựng, bạn có thể làm theo các bước sau:

  1. Nghiên cứu thị trường và đánh giá cạnh tranh Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên nghiên cứu về ngành xây dựng, tìm hiểu những công ty xây dựng đang hoạt động trên thị trường và đánh giá cạnh tranh. Điều này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về ngành, cũng như những cơ hội và thách thức trong quá trình kinh doanh.
  2. Lập kế hoạch kinh doanh và tài chính Kế hoạch kinh doanh được đánh giá là một bước quan trọng bởi nó giúp bạn xác định rõ mục tiêu, chiến lược và kế hoạch thực hiện kinh doanh của công ty. Hơn nữa, bạn cũng cần lên kế hoạch về tài chính, bao gồm các khoản chi phí sử dụng trong quá trình thành lập và hoạt động công ty.
  3. Thực hiện thủ tục pháp lý và đăng ký công ty Thủ tục pháp lý chính gồm việc đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đầu tư và các giấy tờ cần thiết khác. Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, bạn có thể hoàn tất đăng ký công ty.
  4. Tìm kiếm và thuê nhân sự Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, bạn cần tìm kiếm và thuê nhân sự cho công ty của mình. Nên tìm kiếm những người có kinh nghiệm và chuyên môn trong ngành xây dựng để đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án.
  5. Quảng bá và tiếp cận thị trường Việc quảng bá và tiếp cận thị trường là cần thiết để công ty của bạn trở nên phổ biến và được biết đến. Có thể vận dụng các phương tiện truyền thông như website công ty, quảng cáo trên mạng xã hội, tài liệu giới thiệu công ty và các dịch vụ xây dựng của bạn.

Trên đây là một số kinh nghiệm cơ bản để thành lập công ty xây dựng, tuy nhiên để thành công trong nghề xây dựng, bạn cần nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hơn nữa.

Điều kiện để thành lập công ty xây dựng

Thành lập công ty xây dựng
Thành lập công ty xây dựng

Đa số các ngành nghề xây dựng (thi công xây dựng) pháp luật hiện hành không đòi hỏi điều kiện về người góp vốn, vốn điều lệ, kinh nghiệm, chứng chỉ, bằng cấp. Tuy nhiên, đối với các ngành nghề kinh doanh liên quan đến thiết kế xây dựng, giám sát thi công thì đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề.

  • Nếu trong trường hợp bạn đăng ký thành lập một công ty xây dựng dân dụng, công nghiệp thì sẽ không bị hạn chế về vốn, bằng cấp cũng như kinh nghiệm.
  • Nếu bạn đăng ký các ngành nghề như thiết kế kiến trúc xây dựng, kết cấu, giám sát thi công công trình thì bắt buộc bạn phải có chứng chỉ hành nghề và yêu cầu về vốn điều lệ của công ty xây dựng.

Điều kiện hoạt động cụ thể của một số lĩnh vực xây dựng

Ngành nghề Lập thiết kế quy hoạch xây dựng: 

  • Có đủ điều kiện năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp;
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.

Ngành nghề Khảo sát xây dựng:

  • Có đủ năng lực khảo sát xây dựng;
  • Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp. Cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao;
  • Máy, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường;
  • Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.

Ngành nghề Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình:

  • Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.

Ngành nghề Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng

  • Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng;
  • Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.

Ngành nghề Thi công xây dựng công trình:

  • Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng;
  • Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp;
  • Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.

Mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty xây dựng

Bạn cần liệt kê các ngành nghề kinh doanh để xác định mã ngành nghề. Việc này rất quan trọng trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty xây dựng.

Một số mã ngành nghề kinh doanh xây dựng gồm:

sttTên ngành nghềMã ngành
1.Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp3320
2.Xây dựng nhà để ở4101
3.Xây dựng nhà không để ở4102
4.Xây dựng công trình đường sắt4211
5.Xây dựng công trình đường bộ4212
6.Xây dựng công trình điện4221
7.Xây dựng công trình cấp, thoát nước4222
8.Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc4223
9.Xây dựng công trình công ích khác4229
10.Xây dựng công trình thủy4291
11.Xây dựng công trình khai khoáng4292
12.Xây dựng công trình chế biến, chế tạo4293
13.Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác4299
14.Phá dỡ4311
15.Chuẩn bị mặt bằng4312
16.Lắp đặt hệ thống điện4321
17.Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí4322
 

18.

 

 

 

 

 

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Chi tiết:

+ Thang máy, thang cuốn

+ Cửa cuốn, cửa tự động

+ Dây dẫn chống sét

+ Hệ thống hút bụi

+ Hệ thống âm thanh

+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung.

 

4329

 

 

19.Hoàn thiện công trình xây dựng4330
20.Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác4390
21.Bán buôn kim loại và quặng kim loại

( Không kinh doanh vàng miếng)

4662
 

 

 

 

22.

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết:

–         Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến;

–         Bán buôn xi măng;

–         Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi;

–         Bán buôn kính xây dựng;

–         Bán buôn sơn, vécni;

–         Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh;

–         Bán buôn đồ ngũ kim;

 

 

 

 

4663

23.Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh4752
24.Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh4759
25.Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê6810
26.Kiểm tra và phân tích kỹ thuật7120
27.Hoạt động thiết kế chuyên dụng

Chi tiết: Hoạt động trang trí nội ngoại thất

7410

Hồ sơ để thành lập công ty xây dựng

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

+ Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

+ Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Các thông tin cần thiết bao gồm: lựa chọn loại hình doanh nghiệp, đặt tên công ty, xác định địa chỉ đặt trụ sở chính, xác định ngành nghề kinh doanh, xác định vốn điều lệ khi đưa ra kinh doanh, xác định chức danh người đại diện pháp luật của công ty…

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

Giai đoạn 4: Thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty

Theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

  • Treo bảng hiệu công ty
  • Đăng ký kê khai thuế
  • Đăng bố cáo thành lập công ty
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng
  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
  • Làm thủ tục in hóa đơn

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty xây dựng uy tín tại Luật Bistax

Khi đến với dịch vụ thành lập công ty tại Luật Bistax, Khách hàng chỉ cần chuẩn bị Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân gồm thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập.

Mọi thủ tục còn lại, chúng tôi sẽ giúp bạn:

  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh lĩnh vực xây dựng theo thông tin doanh nghiệp cung cấp và theo đúng với quy định của pháp luật;
  • Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giúp doanh nghiệp đăng ký thành lập;
  • Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập của doanh nghiệp;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục pháp lý có liên quan sau khi Thành lập công ty;
  • Tư vấn các thủ tục về pháp luật, thuế, kế toán cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Để được tư vấn cụ thể về thành lập công ty xây dựng, quý khách hàng có thể liên hệ số hotline 07777 23283. Chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Xem thêm:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng

Cập nhật những điều kiện và qui định mới nhất về xây nhà tiền chế

Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang