Cập nhật lần cuối: 13/09/2024.
Nhu cầu thành lập công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay rất cao, bằng chứng là số lượng công ty xuất nhập khẩu được thành lập, duy trì hoạt động chiếm phần lớn so với các lĩnh vực khác. Hoạt động xuất nhập khẩu tạo sự chuyển dịch hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác theo nhu cầu tiêu dùng của con người và nhu cầu này là không giới hạn. Chính vì thế, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa đã, đang và sẽ ngày càng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Vậy, muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu, nhà đầu tư cần quan tâm những gì? Bài viết sau đây của Luật Bistax sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát nhất về quy trình và một số lưu ý khi duy trì hoạt động công ty cho lĩnh vực ngành nghề này.
Tóm tắt nội dung
ToggleNhững nội dung cần chuẩn bị khi thành lập công ty xuất nhập khẩu
Trước khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, nhà đầu tư cần nắm rõ các nội dung sau đây để sau khi bước vào hoạt động tránh những bổ sung hoặc sai sót:
– Loại hình công ty dự kiến thành lập:
theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, hiện nay có các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần. Tùy theo mong muốn, sự thỏa thuận với cộng sự và chiến lược kinh doanh mà nhà đầu tư có thể chọn lựa loại hình phù hợp nhất. Các loại hình phổ biến được nhiều nhà đầu tư chọn khi thành lập công ty xuất nhập khẩu là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
– Tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp + tên riêng
Nhà đầu tư có thể đặt tên doanh nghiệp theo sở thích, phong thủy tùy ý, tuy nhiên vẫn phải phù hợp với quy định pháp luật. Một số yêu cầu bắt buộc về tên doanh nghiệp cần tuân thủ như: không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục, không sử dụng tên cơ quan nhà nước, … Những yêu cầu về tên doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020.
– Địa chỉ trụ sở chính:
Địa chỉ đặt trụ sở công ty phải rõ ràng, có mục đích sử dụng phù hợp, không dặt trụ sở công ty tại khu chung cư.
– Vốn điều lệ:
Việc kê khai vốn điều lệ sẽ tùy thuộc vào năng lực tài chính, quy mô kinh doanh của nhà đầu tư. Trong trường hợp thành lập công ty xuất nhập khẩu kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (vốn tối thiểu) thì doanh nghiệp phải đảm bảo đăng ký đủ mức vốn theo quy định.
– Người đại diện theo pháp luật:
Công ty TNHH và công ty Cổ Phần có thể có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
(Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020)
– Ngành nghề kinh doanh:
Công ty xuất nhập khẩu có thể đăng ký hoạt động nhiều ngành, nghề kinh doanh phù hợp với các hàng hóa mà công ty thực hiện mua bán. Ngành, nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Đối với từng hàng hóa, ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có quy định khác nhau, đặc biệt là những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Việc chọn ngành nghề cũng có khả năng ảnh hưởng đến vốn pháp định, doanh nghiệp cần lưu ý.
Quy trình thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Sau khi đã chuẩn bị thông tin ở trên đầy đủ, nhà đầu tư sẽ tiến hành đăng ký thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở.
Hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật/thành viên góp vốn/cổ đông/người đại diện quản lý phần vốn góp;
– Danh sách thành viên công ty/cổ đông sáng lập;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật.
Tiến hành công bố thông tin công ty đã được thành lập
Ngay sau khi được thành lập, thông tin của doanh nghiệp sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Công ty cần khắc dấu tròn, treo bảng hiệu công ty và tiến hành các thủ tục khai thuế ban đầu để đi vào hoạt động. Công ty cũng cần sớm đăng ký tài khoản ngân hàng để giao dịch với cơ quan thuế và các công ty khác khi hoạt động.
Những lưu ý khi thành lập công ty xuất nhập khẩu
Một số mặt hàng khi thực hiện hoạt động thương mại xuất nhập khẩu cần phải được cấp giấy phép đủ điều kiện hoạt động. Vì vậy, sau khi tiến hành thành lập công ty xuất nhập khẩu, nhà đầu tư cần nhanh chóng hoàn thiện giấy phép này để hoạt động kinh doanh được trơn tru, thuận lợi và phù hợp với quy định.
Trong phạm vi bài viết không thể cung cấp đầy đủ các thông tin khi tiến hành thành lập công ty xuất nhập khẩu nhưng cơ bản đã khái quát được những điều cần quan tâm, lưu ý.
Dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Luật Bistax
Bất cứ làm việc gì cũng cần phải có chuyên môn thì mới nhanh và đảm bảo tiến độ. Thành lập công ty sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu nhà đầu tư chọn dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại TPHCM của Luật Bistax. Luật Bistax là đơn vị tư vấn thủ tục pháp lý tại TPHCM, với đội ngũ kinh nghiệm trong nghề luật, giúp cho thủ tục thành lập công ty trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Chỉ cần CMND -> gọi vào số hotline: 07777 23283 (Zalo)
Chi phí thành lập công ty trọn gói: 1.499.000đ
Luật Bistax sẽ hoàn tất mọi thủ tục và giao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 3 – 5 ngày làm việc
Luật Bistax tư vấn thành lập công ty tại TPHCM và các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Biên Hoà, Vũng Tàu. Tất cả hồ sơ đều được giao và ký nhận tận nơi miễn phí.
Tư vấn miễn phí (24/7)
Ký & Giao nhận hồ sơ tận nơi
Luôn hoàn thành hồ sơ đúng hẹn
Cam kết không phát sinh chi phí
Chúng tôi không những tư vấn thành lập công ty xuất nhập khẩu cho các nhà đầu tư trong nước, mà còn tư vấn thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài cho tất cả các ngành nghề. Hãy liên hệ ngay số hotline: 07777 23283 để được tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí.
Tham khảo thêm:
- Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì?
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Cách đặt tên doanh nghiệp