Cập nhật lần cuối: 19/07/2024.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi thành lập địa điểm kinh doanh cần điều kiện và thủ tục gì? Khi thực hiện thủ tục mở địa điểm kinh doanh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi muốn thực hiện ngoài thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hãy tìm hiểu cách thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty có vốn nước ngoài qua nội dung bài viết này nhé.
Tóm tắt nội dung
ToggleQuy định về địa điểm kinh doanh cho công ty có vốn nước ngoài
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Và địa điểm kinh doanh có một số hạn chế hơn so với chi nhánh như sau:
- Địa điểm kinh doanh chỉ được thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đã thành lập chi nhánh
- Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký sử dụng con dấu riêng
- Tên phải được gắn tại địa điểm kinh doanh.
- Địa điểm kinh doanh không được hạch toán độc lập mà phải phụ thuộc vào trụ sở chính, kê khai thuế tập trung và sử dụng hóa đơn của công ty
- Địa điểm kinh doanh chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh hạn chế trong một số hoạt động cụ thể theo quyết định của công ty, không có chức năng đại diện theo ủy quyền.
- Giám đốc công ty mẹ/trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
- Sau khi được cấp giấy phép hoạt động địa điểm kinh doanh, bạn cần lưu ý thực hiện các việc sau: treo bảng hiệu tại địa điểm kinh doanh, nộp tờ khai thuế môn bài, nộp tiền thuế môn bài và làm thủ tục xin cấp MST 13.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ cần nộp thuế môn bài;
- Riêng địa điểm kinh doanh khác tỉnh với công ty mẹ thì cần nộp thêm thuế GTGT.
- Đối với những ngành nghề kinh doanh liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì khi muốn thành lập địa điểm kinh doanh bán lẻ phải tuân thủ theo quy định tại nghị định nêu trên. Như vậy, đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện:
- Quyền xuất khẩu
- Quyền nhập khẩu
- Quyền phân phối
- Cung cấp dịch vụ giám định logistics
- Cho thuê hàng hóa không bao gồm cho thuê tài chính
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dich vụ quảng cáo
- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty có vốn nước ngoài
Các hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp nước ngoài bao gồm:
- Thông báo mở địa điểm kinh doanh
- CMND/CCCD/Hộ chiếu chứng thực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh
- Quyết định về việc bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đó không đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc là thành viên, cổ đông, chủ sở hữu công ty;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Giấy giới thiệu người nộp hồ sơ.
- Tài liệu về địa điểm kinh doanh: Hợp đồng thuê hay giấy tờ khác có giá trị tương đương.
Nộp hồ sơ địa điểm kinh doanh của công ty có vốn nước ngoài
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn trên, người nộp hồ sơ sẽ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Giải quyết hồ sơ
- Trong thời hạn là 03 – 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh
- Trong thời hạn là 10 ngày làm việc từ khi nhận được quyết định lập địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh
- Đồng thời doanh nghiệp sẽ phải tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài với mức áp dụng là 1 triệu đồng/năm và treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh.
Trên đây là hướng dẫn về cách thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty có vốn nước ngoài. Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 07777 23283 hoặc các kênh tư vấn hỗ trợ trực tiếp trên websitle.