• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Chi Tiết Các Bước Thực Hiện Thủ Tục Thành Lập Công Ty Đơn Giản Và Chính Xác

Chuẩn bị các bước để thực hiện thủ tục thành lập công ty là một trong những khâu quan trọng quyết định việc rút ngắn thời gian và tránh nhiều rủi ro phát sinh. Khi bước vào con đường kinh doanh thì việc chỉnh chu từ những chi tiết nhỏ là rất cần thiết. Với những kinh nghiệm mà chúng tôi đã tư vấn và thực hiện cho hàng ngàn khách hàng, chúng tôi xin chia sẽ chi tiết các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty đơn giản và chính xác nhất và luôn được chúng tôi cập nhật theo qui định mới nhất hiện nay.

Cần nắm rõ những qui định nào trước khi thành lập công ty

Trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, bạn cần phải nắm và hiểu rõ những qui định chung của Luật doanh nghiệp để đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Người đại diện pháp luật và chủ sở hữu: Đủ 18 tuổi trở lên, có CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu còn thời hạn và không thuộc nhóm đối tượng bị cấm thành lập công ty.
  • Địa chỉ công ty: có địa chỉ được xác định và không thuộc chung cư để ở. Có thể thuê văn phòng ảo hoặc văn phòng chia sẻ để có địa chỉ hợp lệ.
  • Tên công ty: Tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó. Việc đăng ký tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn sẽ không được chấp thuận khi đăng ký doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ: Vốn điều lệ là số vốn do chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Vốn điều lệ càng cao thì càng tăng khả năng uy tín của công ty. Vốn điều lệ không chỉ ảnh hưởng đến năng lưc hoạt động của công ty bạn (về mặt pháp lý) mà còn ảnh hưởng đến số thuế môn bài phải nộp hằng năm. Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống, lệ phí môn bài: 2tr/năm. Trên 10 tỷ, lệ phí môn bài: 3tr/năm
  • Xác định ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề mà bạn muốn đăng ký phải được pháp luật cho phép cũng như doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện thuộc ngành nghề đó (nếu có).
  • Xác định loại hình công ty: Chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp dựa trên các tiêu chí về trách nhiệm thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế và quy mô doanh nghiệp để đáp ứng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với Luật Doanh Nghiệp 2020, có 5 loại hình công ty cho khối doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có 3 loại hình công ty phổ biến thường được đăng ký, đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1TV – có 1 thành viên, do 1 cá nhân làm chủ), công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Công ty TNHH 2TV – có từ 02 đến 50 thành viên) và công ty cổ phần (Công ty CP – có từ 03 thành viên trở lên).

Qui trình chung khi thực hiện thủ tục thành lập công ty

Sau đây là các bước chung nhất cần có khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Các bước này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp

Qui trình thủ tục thành lập công ty
Qui trình thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết mà chúng tôi đã nêu ở trên

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Bước 4: Làm con dấu pháp nhân

Bước 5: Thực hiện các thủ tục thuế

Chi Tiết Các Bước Thực Hiện Thủ Tục Thành Lập Công Ty Đơn Giản Và Chính Xác:

Thủ tục thành lập công ty
Thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết

Bạn nên liệt kê và ghi ra danh sách các thông tin sau khi đã thống nhất các nội dung sau đây:

1. Thành viên và cổ đông góp vốn:
  • Công ty bạn thành lập có bao nhiêu thành viên/cổ đông góp vốn?
  • Số vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
2. Xác định mức vốn điều lệ:

Vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng số vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty. Bạn cũng lưu ý rằng, mức thuế môn bài hàng năm mà công ty phải đóng được xác định dựa trên mức vốn điều lệ của công ty.

3. Chọn tên công ty

Bạn nên tham khảo và chọn tên công ty phù hợp nhất vì tên công ty quyết định thương hiệu của công ty.

4. Địa chỉ công ty

Chọn địa chỉ công ty thì cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần lưu ý căn hộ chung cư (dùng để ở) không thể dùng làm địa chỉ trụ sở công ty để đăng ký kinh doanh.

5. Liệt kê Ngành nghề kinh doanh 

Bạn cần liệt kê tất cả các ngành nghề kinh doanh chính và phụ phù hợp nhất để tránh trường hợp dư hoặc thiếu. Bạn nên liệt kê các ngành nghề mà khả năng người mua hàng cần xuất hoá đơn giá trị gia tăng.

7. Người đại diện pháp luật

Lựa chọn người đại diện để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký các văn bản hồ sơ thuế….Liệt kê danh sách các chức vụ cũng như nhiệm vụ và vai trò của từng thành viên trong công ty.

Bước 2: Chuẩn bị các hồ sơ thành lập công ty (Bạn có thể download mẫu hồ sơ ở cuối bài viết này)

1. Các giấy tờ cá nhân của các thành viên

Bạn cần chuẩn chuẩn bị bản sao của một trong các giấy tờ sau đối với mỗi thành viên/cổ đông:

  • Chứng minh nhân dân.
  • Căn cước công dân.
  • Hộ chiếu.
2. Tải và điền đầy đủ thông tin vào tờ khai Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Các Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bắt buộc theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT gồm:

  • Phụ lục I-2: áp dụng cho công ty TNHH Một Thành Viên
  • Phụ lục I-3: áp dụng cho công ty TNHH Hai thành viên trở lên
  • Phụ lục I-4: áp dụng cho công ty cổ phần
3. Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn

Bạn cần chuẩn bị 1 bản danh sách thành viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần).

4. Soạn thảo điều lệ công ty

Điều lệ công ty được soạn thảo dựa theo luật doanh nghiệp 2020 (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp).

5. Các giấy tờ khác nếu công ty nằm trong các trường hợp sau đây:

a. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài

b.Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức

c. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu người làm thủ tục không phải Đại diện pháp luật)

d. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm đối với ngành sản xuất hàng thực phẩm, Giấy phép xuất nhập khẩu, đối với hoạt động kinh doanh có liên quan đến xuất nhập khẩu, Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy….

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty đến phòng đăng ký kinh doanh

Có 2 cách để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại sở KH-ĐT
  • Cách 2: nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thông qua hệ thống Cổng Thông Tin Quốc Gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Làm con dấu

Để được khắc con dấu công ty, bạn cần 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bạn có thể đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Sau khi bạn đã hoàn tất 5 bước cơ bản ở trên, thì công ty bạn đã có tư cách pháp nhân hợp lệ. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện thêm 1 số thủ tục sau đây để hoàn thành các điều kiện cơ bản của một công ty mới thành lập.

Bước 6: Thực hiện các thủ tục thuế

  • Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty
  • Đăng ký chữ ký số
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng
  • Đăng ký khai thuế qua mạng
  • Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài
  • Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT
  • Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

Tóm lại toàn bộ hồ sơ thành lập công ty hợp lệ sẽ cần những gì?

Bạn cần có được các hồ sơ giấy tờ sau đây để xác nhận một công ty hoạt động đúng pháp luật:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Con dấu pháp nhân doanh nghiệp và Giấy xác nhận mẫu dấu của Cơ sở khắc dấu.
  • Điều lệ công ty (Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty).
  • Mẫu Hóa đơn GTGT.
  • Thông báo về việc sử dụng và phát hành hóa đơn điện tử.
  • Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&DT.
  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
  • Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế.
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.
  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử.
  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số.
  • Token kê khai thuế qua mạng.

Như vậy, bạn vừa tham khảo qua đầy đủ các bước để thực hiện thủ tục thành lập công ty mới. Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ với chuyên viên pháp lý của chúng tôi qua số hotline 07777 23283.

Tham khảo thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top