Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Cập Nhật Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Mới Nhất 2024

Cập nhật lần cuối: 13/09/2024.

Mặc dù sau nhiều lần Luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hoá các thủ tục, trong đó có thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay khi thành lập doanh nghiệp tương đối dễ dàng, có nhiều trang thông tin cũng như các cổng thông tin quốc gia đã tuyên truyền và hướng dẫn thủ tục doanh nghiệp chi tiết. Nhưng đó mới chỉ là bước sơ khai ban đầu hình thành lên doanh nghiệp mà thôi.

Qua bài viết dưới đây, Luật Bistax xin khái quát thủ tục thành lập doanh nghiệp qua các bước thực hiện, quy trình từng bước để doanh nghiệp của bạn ĐÚNG ĐỦ cho các thủ tục liên quan khác nhau.

1. Doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp đã định nghĩa:

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Theo đó, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng được quy định tại các Điều 9, Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020.

Sau khi có giấy phép chứng nhận thành lập doanh nghiệp, thì doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ có tư cách pháp nhân và được hưởng những quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa của tư cách pháp nhân

2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp có rất nhiều thủ tục liên quan khác nhau, trong đó thủ tục khi thành lập để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới chỉ là bước ban đầu. Sau đó bạn phải khắc dấu, mua thiết bị khai thuế (Token) để khai báo thuế online cũng là thủ tục bắt buộc sau này trở đi, được Tổng cục thuế áp dụng nhằm rút ngắn thời gian, quy trình mỗi khi đến kỳ khai báo.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Đối với từng loại hình doanh nghiệp thì thành phần hồ sơ khi đăng ký thành lập sẽ khác nhau nhưng nhìn chung về bước chuẩn bị hồ sơ cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:

♦ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu tương ứng với loại hình doanh nghiệp lựa chọn đăng ký tại Phụ lục I Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;

♦ Điều lệ doanh nghiệp;

♦ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

♦ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực :

  • Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
  • Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Bước 1, tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc tại sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở doanh nghiệp.

Lưu ý: Hiện này việc nộp hồ sơ được thực hiện chủ yếu qua cổng thông tin điện tử https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Tham khảo: Các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp ONLINE

Bước 3: Nhận kết quả và công bố thông tin doanh nghiệp

Sau 3 ngày làm việc nếu hồ sơ không có bất kỳ sai sót nào doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khác với trước đây, thủ tục nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty. Do đó, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trước đây khi nhân được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty phải tiến hành khắc con dấu và đăng ký con dấu doanh nghiệp nhưng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do đó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây.

Bước 4: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành bước đăng ký doanh nghiệp cần phải thực hiện các công tác sau để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động:

  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo với Sở KHĐT;
  • Treo bảng hiệu công ty;
  • Mua chữ ký số điện tử;
  • Đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế;
  • Kê khai lệ phí môn bài;
  • Xác định phương pháp tính thuế GTGT;
  • Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu;
  • Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn;…

Bạn có thể tham khảo:

Dịch vụ làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bistax

Luật Bistax là một trong những đơn vị tại TP.HCM chuyên hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại TPHCM, Luật Bistax hỗ trợ khách hàng đầy đủ các dịch vụ:

  • Tiếp nhận thông tin yêu cầu;
  • Tư vấn các thủ tục liên quan đến thành lập công ty, các khoản thuế phải đóng…;
  • Tư vấn cách đặt tên công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh;
  • Soạn thảo tất cả các tài liệu liên quan;
  • Thực hiện mọi thủ tục với cơ quan cấp phép;
  • Thực hiện các công tác sau đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Hãy tham khảo ngay dịch vụ thành lập công ty uy tín trọn gói tại Luật Bistax. Chúng tôi sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian, giải quyết được các hồ sơ khó. Hãy liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!

Tham khảo thêm:

Bạn có thể tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang