Cập nhật lần cuối: 19/07/2024.
Hình thức nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế là hình thức nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, thời gian, tư liệu sản xuất thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua việc thành lập một công ty hay doanh nghiệp độc lập nhằm mục đích sinh lời. Tuy nhiên, để mà một nhà đầu tư nước ngoài nắm rõ các qui định của Luật Đầu Tư ở Việt Nam cần mất nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm rõ. Luật Bistax với nghiệp vụ chuyên môn về đầu tư nước ngoài, xin chia sẽ các khái niệm, điều kiện cũng như là thủ tục để các nhà đầu tư nước ngoài có cái nhìn khái quát hơn và tổng quan hơn về hình thức đầu tư này.
Cơ sở pháp lý:
- Luật đầu tư 2020
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ;
- Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Văn bản pháp luật khác có liên quan.
Ưu và nhược điểm của đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Các nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện đầu tư kinh doanh vào Việt Nam phải tuân thủ về hình thức đầu tư cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam cụ thể nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo 5 hình thức:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
- Thực hiện dự án đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của chính phủ”.
Theo đó các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được lựa chọn 1 trong 5 hình thức trên phù hợp với quy định của pháp luật, nhu cầu của nhà đầu tư, và phù hợp với các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, thường thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
Ưu và nhược điểm của thành lập tổ chức kinh tế
Ưu điểm của hình thức tổ chức kinh tế là sau khi thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ ra đời một tổ chức kinh tế mới độc lập về tư cách pháp lý với nhà đầu tư, với ưu điểm là có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, giúp họ thực hiện dễ dàng hơn các quyền của mình, không bị giới hạn quy mô, cụ thể là lợi nhuận, trách nhiệm pháp lý các thành viên trong công ty sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn. Chính vì vậy, để đảm bảo sự công bằng, trước khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế, thì phải có dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và phải đáp ứng điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường theo quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Nhược điểm của hình thức tổ chức kinh tế cần phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ và thủ tục hơn các hình thức khác. Đồng thời, mất nhiều thời gian, chi phí sau khi kết thúc dự án đầu tư vì phải làm thêm thủ tục giải thể doanh nghiệp vốn nước ngoài.
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế
Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức dành cả cho người Việt Nam với người nước ngoài. Tuy nhiên, việc thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo các điều kiện khăt khe hơn.
Luật đầu tư 2020 có 2 quy định về điều kiện đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế như:
- Phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư, điều kiện khác theo quy định.
- Phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tham khảo thêm:
Thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế
Để thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư phải tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
- Cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (của UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội)
Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư) tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Về hồ sơ để chuẩn bị cho 2 bước thủ tục này tương đối khá nhiều và phức tạp. Luật Bistax có bài chia sẽ riêng về hồ sơ này qua bài viết dưới đây. Hoặc nếu cấn hướng dẫn tư vấn chi tiết, khách hàng, đối tác có thể gửi nội dung tư vấn qua email: tuvan@bistax.vn, qua Zalo: 07777 23283 hoặc để lại nội dung bình luận vào dưới bài viết này.
Dịch vụ tư vấn thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế
Có thể thấy, mặc dù pháp luật Việt Nam đã có nhiều ưu đãi và tin giản thủ tục để có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng thực tế, vẫn còn rất nhiều qui định về Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư… làm nhiều nhà đầu tư hoang mang và khó tìm hiểu. Luật Bistax là một trong những đơn vị chuyên tư vấn về đầu tư nước ngoài, với dịch vụ thành lập doanh nghiệp nước ngoài cho hàng trăm khách hàng và đối tác. Luật Bistax đem đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo, chúng tôi làm việc theo đúng qui trình và đúng luật rõ ràng. Với nhiều lợi ích mang lại cho khách hàng khi thực hiện tại dịch vụ của chúng tôi:
- Tư vấn miễn phí các qui định mới về đầu tư nước ngoài
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ một cách đơn giản và hoàn thiện nhất
- Thẩm định tính hợp pháp của các loại giấy tờ nhằm tránh sai sót gây mất nhiều thời gian
- Được hỗ trợ các dịch vụ liên quan như visa nhập cảnh, thẻ tạm trú, giấy phép lao động, lý lịch tư pháp…
- Hỗ trợ tư vấn đăng ký nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài
- Tư vấn dịch vụ kế toán thuế doanh nghiệp
- Dịch vụ giao nhận hồ sơ tân nơi
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, hãy để lại thông tin cần tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay.