Loại hình doanh nghiệp thành lập công ty theo hình thức công ty TNHH và công ty cổ phần là 2 mô hình phổ biến ở nước ta. Hai loại hình này có nhiều điểm tương đồng với nhau, vì thế sẽ khiến bạn phải phân vân và không biết nên chọn loại hình nào để tốt nhất khi mà số lượng thành viên hay cổ đông góp vốn để thành lập công ty nó tương đương nhau. Luật Bistax có nội dung chia sẽ để giúp doanh nghiệp so sánh Công ty cổ phần khác Công ty TNHH như thế nào.
Xem thêm: Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của công ty cổ phần
Tóm tắt nội dung
ToggleCông ty cổ phần giống công ty TNHH ở điểm nào?
Điểm giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH:
- Công ty TNHH và công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân;
- Công ty TNHH và công ty cổ phần đều có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên;
- Công ty TNHH và công ty cổ phần đều là loại hình công ty đối vốn;
- Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức;
- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình;
- Thành viên công ty có quyền chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật.
- Số vốn góp không đủ và không đúng hạn được coi là khoản nợ đối với công ty.
Công ty cổ phần khác Công ty TNHH như thế nào
Hai loại hình này có những đặc điểm khác nhau sau đây:
1. Số lượng thành viên
- Công ty TNHH (gồm cả 1 thành viên và 2 thành viên trở lên) có số lượng thành viên không vượt quá 50 người.
- Công ty cổ phần phải có số lượng tối thiểu là 3 cổ đông trở lên và không giới hạn số lượng tối đa
2. Vốn điều lệ
- Công ty TNHH chia theo tỷ lệ % góp vốn của thành viên
- Công ty cổ phần thì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần tương đương với tỉ lệ góp vốn của các cổ đông
3. Góp vốn
- Công ty TNHH: thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ và đúng hạn: công ty làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn của thành viên theo thực tế góp.
- Công ty cổ phần: Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua tối thiểu 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp cổ đông không thanh toán hoặc thanh toán không đủ vốn góp trong thời hạn trên thì xử lý theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
4. Khả năng huy động vốn:
- Công ty TNHH: không được quyền phát hành cổ phiếu, được phát hành trái phiếu. Chỉ được tăng vốn điều lệ bằng cách tăng tỷ lệ vốn góp của các thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
- Công ty cổ phần: được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
5. Chuyển nhượng vốn:
Công ty TNHH: chỉ được chuyển vốn cho người không phải là thành viên trong công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Cổ đông không phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn.
Công ty cổ phần: được tự do chuyển nhượng nhưng quyền chuyển nhượng của cô động bị hạn chế trong 3 năm kể từ ngày thành lập công ty. Cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác. Nếu muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải cổ đông sáng lập phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. Cổ đông phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng.
6. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH :
- Công ty TNHH 2 thành viên có Hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch HĐTV, và Giám đốc/Tổng giám đốc. Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát.
- Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần :
- Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch HĐQT, và Giám đốc/Tổng giám đốc.
- Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty cổ phần phải có ban kiểm soát.
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty cổ phần.
Nên thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần
Theo như dữ liệu so sánh ở trên, thì mô hình công ty cổ phần mang lại cho khách hàng cảm giác quy mô lớn và chuyên nghiệp hơn công ty TNHH. Trên phương diện điều kiện để đăng ký kinh doanh thì các điều kiện về ngành nghề kinh doanh, chiến lược phát triển, hồ sơ năng lực… thì giống nhau.
“Thuyền to thì sóng cả” đây là câu nói của giới kinh doanh hay dùng. Nếu bạn muốn khởi đầu sự nghiệp an toàn thì bạn có thể chọn mô hình từ thấp đến cao, bắt đầu từ công ty TNHH. Trong quá trình vận hành phát triển, nếu thuận lợi thì bạn vẫn có thể chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Như vậy với những chia sẽ nêu trên, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ và vững tin chọn lựa mô hình hoạt động của mình. Chỉ cần có chiến lược kinh doanh phù hợp, khả năng vận hành và điều phối doanh nghiệp tốt thì ắt sẽ lớn mạnh và phát triển.
Công ty dịch vụ tư vấn thành lập công ty uy tín Luật Bistax
Với kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, chúng tôi luôn hiểu rõ những khó khăn bước đầu của hầu hết của các doanh nghiệp. Đến với dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý của chúng tôi, sẽ giúp doanh nghiệp gỡ rối và hạn chế mọi rủi ro không đáng có.
Nếu bạn đang gặp vấn đề khó khăn về thành lập công ty như thế nào cho phù hợp? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí, bạn chỉ trả chi phí khi đã kí hợp đồng hợp tác với chúng tôi. Gọi ngay vào số hotline 07777 23283 để được hỗ trợ và tư vấn.
Tham khảo thêm:
- Điều kiện thành lập công ty TNHH
- Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
- Thành lập công ty có cần chứng minh vốn
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và công ty