Cập nhật lần cuối: 09/08/2024.
Thời hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như thế nào? Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hết hiệu lực thì hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt hay không? Có được gia hạn giấy chứng nhận đầu tư khi hết hạn hay không?
Xem thêm: Điều kiện mở doanh nghiệp nước ngoài trong khu công nghiệp năm 2024
Tóm tắt nội dung
ToggleQuy định thời hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hiện nay, Luật đầu tư không nói rõ về thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mà chỉ quy định về thời hạn của dự án đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này có thể hiểu đơn giản như sau: để nhà đầu tư nước ngoài thành lập kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư cần có dự án đầu tư thì mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Và được quy định rõ tại khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm như sau:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
– Dự án đầu tư có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
– Dự án đầu tư có tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Lưu ý: Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ quy định trên thì dự án đầu tư của công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, có thể hiểu rằng:
Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chính là thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư do Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư xem xét và quyết định dựa trên các yếu tố mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của Dự án đầu tư. Và thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu.
Trường hợp thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hết hiệu lực thì hoạt động của dự án đầu tư có bị chấm dứt hay không?
Quy định về Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
Theo các quy định nêu trên thì thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thường được cấp theo thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá 70 năm đối với dự án trong khu kinh tế và không quá 50 năm đối với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế.
Quy định các trường hợp nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư như sau:
Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hết hiệu lực thì dự án đầu tư của nhà đầu tư có thể bị chấm dứt hoạt động. Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký để kéo dài thời hạn thực hiện dự án.
Điều kiện gia hạn Giấy chứng nhận đầu tư
Nhà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư khi kết thúc thời hạn hoạt động được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đó nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có); phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị);
- Đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử dụng đất).
Trường hợp không được gia hạn Giấy chứng nhận đầu tư
Các dự án không được gia hạn giấy chứng nhận đầu tư gồm:
- Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
- Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
Hồ sơ gia hạn thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Tham khảo thêm:
Thủ Tục Gia Hạn Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư
Quy Định Về Tỷ Lệ Góp Vốn Đầu Tư Đối Với Công Ty Vốn Nước Ngoài