Cập nhật lần cuối: 30/08/2024.
Hướng dẫn thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài theo quy định mới nhất của Tổng cục Hải Quan.
Xem thêm: Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Tóm tắt nội dung
ToggleDoanh nghiệp vốn nước ngoài có được xuất nhập khẩu tại chỗ
Căn cứ điểm c khoản 3 Mục II Thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 4/4/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện xuất khẩu tại chỗ hàng hóa do doanh nghiêp sản xuất tại Việt Nam theo các điều kiện:
“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu tại chỗ phải ký hợp đồng xuất khẩu, trong đó quy định rõ việc giao hàng tại Việt Nam theo chỉ định của người mua hàng là thương nhân nước ngoài;
Thương nhân Việt Nam hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác có nhu cầu nhập khẩu tại chỗ phải ký hợp đồng nhập khẩu với chính thương nhân nước ngoài đã ký hợp đồng mua hàng của doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ, trong đó quy định rõ việc giao hàng tại Việt Nam theo chỉ định của người bán hàng là thương nhân nước ngoài ”.
Hồ sơ xuất nhập khẩu tại chỗ
Doanh nghiệp nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
- Tờ khai hải quan (ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC);
- Hợp đồng mua bán;
- Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại (đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa xuất vào khu chế xuất, khu phi thuế quan);
- Chứng từ vận tải;
- Giấy kiểm tra chất lượng hàng hóa (nếu hàng hóa nằm trong danh mục phải tiến hành kiểm tra chuyên ngành);
- Các chứng từ khác có liên quan tùy vào từng trường hợp cụ thể…
Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp vốn nước ngoài
➤ Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu làm thủ tục khai báo hải quan
Dựa trên hợp đồng đã ký kết với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải kê khai đầy đủ các tiêu chí tương ứng trên tờ khai.
➤ Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ
Sau khi nhận được đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ và hàng hóa từ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu đến Chi cục Hải quan đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp với loại hình xuất nhập khẩu.
➤ Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ
Chi cục Hải quan tiến hành:
- Tiếp nhận tờ khai từ doanh nghiệp nhập khẩu;
- Tính thuế, niêm phong mẫu hàng (nếu có);
- Xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ;
- Thông báo đến Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp nhập khẩu.
➤ Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu
Sau khi thủ tục nhập khẩu hoàn tất, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan để đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
➤ Bước 5: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ
Chi cục Hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan và các chứng từ khác liên quan do doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp. Sau đó, Chi cục tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định tương ứng với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ.
2. Thời hạn làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC), trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
Tham khảo thêm:
Cập nhật các danh mục hàng hoá phải xin giấy phép nhập khẩu
Cập nhật mới nhất các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu
Thủ tục để Công ty vốn nước ngoài đăng ký quyền xuất nhập khẩu và phân phối hàng hoá
Muốn nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài cần điều kiện và thủ tục gì?
Các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao nhanh lấy lại vốn nhất