• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Các Hình Thức Đầu Tư Cho Người Nước Ngoài

Hiện nay, Thương mại mở cửa các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm đến Việt Nam với mong muốn đầu tư vì thị trường ổn định và nhiều cơ hội phát triển. Luật đầu tư quy định về nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam dưới 4 hình thức khác nhau. Mỗi hình thức có những đặc điểm riêng biệt, tùy theo nhu cầu của Nhà đầu tư để lựa chọn. Luật Bistax có bài chia sẻ về các hình thức đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. 

Cơ sở pháp lý:

  • Luật đầu tư 2020 quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Luật doanh nghiệp 2020 quy định về đăng ký, thay đổi liên quan đến doanh nghiệp
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn về biểu mẫu hồ sơ đăng ký, thay đổi liên quan đến doanh nghiệp
  • Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn biểu mẫu hồ sơ về thủ tục đăng ký đầu tư cho Nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam dưới 4 hình thức sau:

  • Thành lập công ty (doanh nghiệp);
  • Góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp, nhận chuyển nhượng;
  • Hợp đồng BCC;
  • Hợp đồng PPP;
Các hình thức đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Các hình thức đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

 

Mỗi hình thức có những đặc điểm riêng biệt, tùy theo nhu cầu của Nhà đầu tư để lựa chọn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Luật Bistax, thì trong 4 hình thức này, hình thức đầu tư theo thành lập công ty hoặc góp vốn, chuyển nhượng được nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất.

Nhà đầu tư sở hữu dù 1% hay 100% vốn góp/cổ phần trong công ty thì sẽ được gọi là Công ty có vốn nước ngoài. 

1. Đầu tư theo hình thức thành lập công ty vốn nước ngoài 

Người nước ngoài muốn mở công ty ở Việt Nam thì có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hay công ty có 1-99% vốn nước ngoài.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, người nước ngoài có thể thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần công ty liên doanh tại Việt Nam.

1.1. Mở công ty 100% vốn nước ngoài:

Hình thức đầu tư này còn được gọi là hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Hiểu một cách đơn giản, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư trực tiếp từ đầu với bằng 100% nguồn vốn của nhà đầu tư.

a) Ưu điểm

  • Mang tính bền vững, lâu dài và có tổ chức
  • Hình thức này sẽ có mức vốn chiếm tuyệt đối, nhà đầu tư nước ngoài sẽ nắm toàn quyền trong việc chi phối hoạt động kinh doanh, quản lý vận hành doanh nghiệp.
  • Với nguồn vốn đầu tư lớn, dài hạn, ít biến động có thể giúp doanh nghiệp chủ động về nguồn vốn và tự quản lý vốn đầu tư của mình.
  • Nhà đầu tư có thể áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình kinh doanh, sản xuất hiện đại để khai thác những lợi thế của thị trường và các điều kiện thuận lợi khác để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Có tư cách pháp nhân riêng biệt;
  • Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài;
  • Được quyền chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (TNHH 1 thành viên, TNHH 2 thành viên hoặc Cổ phần)
  • Được đăng ký đặt trụ sở tại bất cứ đâu trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
  • Được đăng ký thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh mà không giới hạn số lượng, khu vực địa lý;
  • Tất cả các quyền khác như một công ty Việt Nam.

b) Nhược điểm

  • Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam phải có dự án đầu tư và xin cấp phép dự án đầu tư trước.
  • Do phải thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư nên sẽ phải mất chi phí để vận hành doanh nghiệp. Ngoài ra, sau khi kết thúc dự án đầu tư thì nhà đầu tư lại phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, gây tốn kém về chi phí, thời gian và công sức.
  • Khi thành lập Nhà đầu tư phải có địa điểm hoạt động cụ thể (Hợp đồng thuê văn phòng/nhà xưởng nếu đầu tư trực tiếp);
  • Phải chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (Báo cáo tài chính hoặc xác nhận số dư ngân hàng);
  • Phải khai báo thuế theo định kỳ quy định;
  • Phải chịu các khoản thuế, và nghĩa vụ về thuế (thuế môn bài, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT).

c) Thủ tục để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Để thành lập công ty bằng 100% vốn của người nước ngoài từ đầu, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Làm thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư cho người nước ngoài;

Xem thêm: tại đây

Bước 2: Đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp.

>>> Nếu khách hàng chưa đủ kinh nghiệm hoặc muốn đẩy nhanh tiến độ làm thủ tục có thể tham khảo dịch vụ tại Luật Bistax. 

Tham khảo qua các bài viết:

Hoặc gọi số holtine: 07777 23283 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí các thông tin nhanh nhất.

Dịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Dịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

1.2. Mở công ty từ 1 – 99% vốn nước ngoài:

Hình thức đầu tư này là hình thức thành lập công ty có vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và cá nhân hoặc công ty Việt Nam cùng góp vốn cổ phần để thành lập công ty mới.

a) Ưu điểm

  • Tận dụng được kinh nghiệm, sự am hiểu môi trường kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho dự án đầu tư khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh

b) Nhược điểm

  • Tỷ lệ góp vốn sẽ bị giới hạn theo pháp luật, có thể bị hạn chế tại một số ngành nghề đặc biệt 
  • Giảm độ linh hoạt vì phụ thuộc vào quyết định của đối tác trong các vấn đề về dự án 
  • Có thể xảy ra những mâu thuẫn trong nội bộ công ty khi bất đồng quan điểm giữa các bên tham gia

c) Thủ tục để thành lập công ty từ 1 – 99% vốn nước ngoài

Bước 1: Làm thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư với dự án đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Xem thêm: tại đây

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu và khai báo thuế định kỳ hàng tháng/quý/năm.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán khai báo thuế

 

Thành lập công ty có vốn nước ngoài
Thành lập công ty có vốn nước ngoài

1.3. Thành lập công ty liên doanh

Hình thức đầu tư này dành cho nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức muốn liên doanh với công ty Việt Nam để thành lập công ty liên doanh.

a) Ưu điểm

  • Các công ty liên doanh có thể sử dụng nguồn lực nội bộ hiệu quả và tận dụng tối đa mà không cần bỏ ra quá nhiều vốn.
  • Các công ty, cá nhân liên doanh không cần lập một tổ chức kinh doanh mới để tạo ra sản phẩm hợp tác của liên doanh.
  • Các đối tác cũng không bị ràng buộc với nhau sau khi hết hạn hợp đồng đối tác ban đầu

b) Nhược điểm

Hạn chế cơ hội để tương tác với các tổ chức khác đặc biệt nếu hợp đồng của bạn chứa các điều khoản không cạnh tranh hoặc không tiết lộ hoặc hạn chế sử dụng các nhà cung cấp mà không được chỉ định.

c) Thủ tục thành lập công ty liên doanh

Bước 1: Đăng ký cấp giấy chứng nhận dự án đầu tư

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp

2. Đầu tư theo hình thức Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Hình thức này được hiểu đơn giản là thành lập công ty nước ngoài được chuyển nhượng vốn từ người Việt Nam.

a) Ưu điểm

  • Loại hình này đơn giản, tiết kiệm thời gian, tận dụng được điều kiện nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, nhân công mà doanh nghiệp trong nước đã xây dựng trước đó
  • Nhà đầu tư có thể nhanh chóng thực hiện dự án.
  • Tiết kiệm chi phí hơn các hình thức đầu tư khác do không phải thực hiện nhiều thủ tục.

b) Nhược điểm

  • Một số ngành nghề kinh doanh có thể bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
  • Nhà đầu tư nước ngoài cũng đôi khi gặp và bắt buộc phải giải quyết các vướng mắc, khoản nợ mà tổ chức kinh tế đó gặp phải.
  • Theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam thì đầu tư theo hình thức này thì nhà đầu tư nếu muốn góp vốn trên 50% phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Như vậy nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm quyền quản lý công ty thì phải thực hiện thủ tục khá phức tạp. Vậy hình thức này không thể hài hòa lợi ích của cả 2 nhà đầu tư nên khó áp dụng.

c) Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài từ chuyển nhượng của người Việt Nam

Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài
Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

Quy trình thành lập công ty nước ngoài bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng gồm các bước:

Bước 1: Đăng ký thành lập công ty với 100% vốn của người Việt Nam;

Xem thêm tại đây.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn sang cho người nước ngoài.

Xem thêm tại đây.

3. Hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC là hợp đồng hợp tác kinh doanh, đây là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

3.1.Chủ thể của hợp đồng BCC

Mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC.

3.2. Ưu điểm

    • Do không thành lập pháp nhân nên nhà đầu tư thường chủ động, linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư.
    • Tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện, số lượng vốn do 2 bên tự thỏa thuận.
    • Giúp 2 bên hạn chế rủi ro nếu việc hợp tác kinh doanh không được như mong muốn và khi không muốn tiếp tục hợp tác thì chỉ cần thanh lý hợp đồng.
    • Các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc.

3.3. Nhược điểm

    • Không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên
    • Các bên thỏa thuận để thực hiện các hoạt động đầu tư dẫn đến một số vấn đề giấy tờ, trách nhiệm pháp lý phải có một bên chịu trách nhiệm dẫn đến sự không công bằng, nhất là với doanh nghiệp nước ngoài có thể bị thiệt hơn.
    • Hai bên đầu tư sẽ phải lựa chọn một con dấu của một trong hai nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư điều này có thể sẽ gây rắc rối và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
    • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì nhà đầu tư không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư phải ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC

3.4. Nội dung của hợp đồng BCC

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

3. Hợp đồng PPP

Đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) như một công cụ để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước cho đầu tư cơ sở hạ tầng. PPP là đầu tư theo hình thức đối tác công tư, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

3.1. Ưu điểm

  • Hình thức đầu tư PPP là mô hình đầu tư cả nhà nước và nhà đầu tư doanh nghiệp đều có lợi.
  • Thúc đẩy, cải thiện mạnh mẽ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trong nước.
  • Luôn đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt nhất đến cho người dân tạo dựng mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ.
  • Kích thích tăng nhu cầu phát triển trong nước và đảm bảo về mặt kinh tế.
  • Có khả năng tiếp cận các công nghệ xây dựng và công nghệ quản lý mới.
  • Tăng thêm thu nhập kinh tế.
  • Việc sử dụng đầu tư mô hình PPP không yêu cầu chi tiền mặt do đó giảm gánh nặng về chi phí thiết kế và xây dựng.
  • Thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả của quá trình phân phối, quản trị cũng như việc quản lý các dự án.
  • Cung cấp đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hiện nay.

3.2. Nhược điểm

  • Thu phí dự án theo hình thức PPP còn nhiều hạn chế.
  • Các nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa nắm rõ về các quyền và nghĩa vụ trong mô hình đầu tư PPP.
  • Nhiều công trình hiện này không đáp ứng được hầu các yêu cầu về tiến độ và chất lượng thi công.
  • Việc thu hút các vốn đầu tư nước ngoài còn kém, chưa phát huy được hết mục tiêu dự án.
  • Khu vực tư nhân có thể không quan tâm đến dự án PPP vì rủi ro cao do khả năng của các bên liên quan tham gia vào dự án PPP hoặc có thể là một hạn chế kỹ thuật hoặc năng lực trình độ, tài chính.

3.3. Các loại hợp đồng theo hình thức hợp đồng PPP

  • Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (hợp đồng BOT).
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (hợp đồng BTO).
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT).
  • Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (hợp đồng BOO).
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (hợp đồng BTL).
  • Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (hợp đồng BLT).
  • Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (hợp đồng O&M).
  • Các loại hợp đồng tương tự khác được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3.4. Cách thực hiện hợp đồng

Liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư theo hình thức hợp đồng ppp, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP quy định khá chặt chẽ từ nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư, việc quyết định chủ trương đầu tư, đề xuất dự án, chuyển đổi dự án công sang dự án đầu tư theo hình thức ppp, phê duyệt dự án và triển khai dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Trên đây, là tổng hợp các hình thức đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hy vọng sẽ giúp nhà đầu tư chọn lựa được hình thức đầu tư nào là tốt nhất. Nếu vẫn còn vướng mắc về các hình thức này, hãy liên hệ ngay vào số hotline: 07777 23283 hoặc để lại bình luận vào dưới bài viết để được tư vấn cụ thể hơn. 

Luật Bistax là đơn vị tư vấn thủ tục pháp lý tại TPHCM. Chuyên thực hiện dịch vụ thành lập công ty nước ngoài, thành lập doanh nghiệp trong nước, dịch vụ kế toán. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp dịch vụ giấy tờ visa nhập cảnh cho người nước ngoài, dịch vụ làm thẻ tạm trú cho nhà đầu tư.

Hãy đến với Luật Bistax, dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín tại TPHCM.

5/5 - (1 bình chọn)

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top