• Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6:
    Sáng: 08:00 – 11h30 AM | Chiều: 13h00 – 17:00 PM
  • Hotline: 07777 23283
  • English speaking consultant: 0938 336 885
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM

Giấy phép lao động
Visa nhập cảnh
Thẻ Tạm Trú

0903 784 789

Thành lập công ty
0931 784 777

Kế toán - Thuế
0938 336 885

Hotline CSKH
(028) 3510 1088

English Speaking Consultant
0938 336 885

Bistax

Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không?

Để mở rộng quy mô hoạt động, việc thành lập thêm nhiều chi nhánh công ty nhằm tạo độ phủ thương hiệu cũng như khả năng tiếp cận với tất cả các khách hàng. Như vậy, thành lập chi nhánh có tư cách pháp nhân hay không? và chịu sự quản lý như thế nào?

Xem thêm: Cách Phân biệt Chi Nhánh – VPĐD- Địa điểm Kinh Doanh

Chi nhánh là gì?

Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không
Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được nhà nước công nhận cho một tổ chức hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội một cách độc lập có thể tồn tại và chịu sự giám sát của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chi nhánh của pháp nhân như sau:

– Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

– Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Như vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân và có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Tham khảo thêm: Có Tư Cách Pháp Nhân Là Gì? Ý Nghĩa Của Tư Cách Pháp Nhân

Ưu và nhược điểm khi thành lập chi nhánh

  • Ưu điểm: chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế. Chi nhánh cũng có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Do nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên thành lập chi nhánh là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp.
  • Nhược điểm: công ty khi thành lập chi nhánh sẽ phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, cuối năm chi nhánh cần lập báo cáo tài chính cho hoạt động của mình.

Thủ tục đăng ký chi nhánh công ty

Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh công ty;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Một số lưu ý thường gặp về thành lập chi nhánh công ty

1. Chi nhánh doanh nghiệp có thể đăng ký ít ngành nghề hơn so với doanh nghiệp không?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đăng ký ngành nghề của chi nhánh:

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh doanh nghiệp có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp

Như vậy, Chi nhánh doanh nghiệp có thể đăng ký hết toàn bộ ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký hoặc đăng ký ít hơn và không được đăng ký ngành nghề mà doanh nghiệp chưa đăng ký.

2. Có thể sáp nhập chi nhánh vào công ty khi muốn kết thúc hoạt động của chi nhánh hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về hoạt động sáp nhập công ty như sau:

“Điều 201. Sáp nhập công ty

1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Như vậy, với qui định trên thì việc sáp nhập công ty không áp dụng cho trường hợp chi nhánh. Vì bản chất của chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Khi chi nhánh hoạt động không tốt thì chỉ có thể làm thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh. Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh thì doanh nghiệp, chi nhánh phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Chi nhánh của doanh nghiệp thì phải nộp phí môn bài hằng năm là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về mức phí môn bài của chi nhánh doanh nghiệp phải nộp như sau:

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

4. Thay đổi loại hình doanh nghiệp thì chi nhánh có phải thay đổi không?

Do Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì khi doanh nghiệp thay đổi tên loại hình doanh nghiệp thì đã có sự thay đổi trong nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Do đó, chi nhánh của công ty bạn cần phải thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh.

5. Giám đốc công ty TNHH một thành viên có đồng thời làm giám đốc chi nhánh được không ?

Hiện nay không có quy định hạn chế đối với giám đốc công ty TNHH 1 thành viên về vấn đề này.

Do đó, nếu công ty bổ nhiệm bạn làm giám đốc chi nhánh đồng thời làm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì vẫn thực hiện được và không trái với quy định của pháp luật.

6. Phân biệt Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc?

  • Hoạch toán độc lập là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi nhánh được ghi sổ kế toán tại Chi nhánh và sẽ tự làm hết mọi việc từ sử dụng hoá đơn, trực tiếp kê khai thuế môn bài, TNCN… Hiểu đơn giản hạch toán độc lập giống như 1 doanh nghiệp thường. Công ty Mẹ sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.
  • Hoạch toán phụ thuộc là chi nhánh chỉ có nhiệm vụ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để quyết toán và báo cáo thuế.
Tham khảo thêm:
Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn
Array

Nội dung liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

 

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0931 784 777

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Leave a Comment

    Scroll to Top