Cập nhật lần cuối: 19/07/2024.
Từ ngày 15/08/2023, thời hạn cấp E-Visa Việt Nam cho người nước ngoài lên đến 3 tháng (90 ngày). E-visa Việt Nam thường được sử dụng cho các chuyến du lịch, công việc hoặc học tập ngắn hạn và có thời hạn cụ thể. Vậy khi hết 3 tháng thời gian hiệu lực thì có gia hạn E-visa Việt Nam được không? Mời bạn tham khảo nội dung dưới đây của chúng tôi.
Xem thêm: Cách chuyển Evisa sang thẻ tạm trú đơn giản và hiệu quả
Tóm tắt nội dung
ToggleCó gia hạn E-visa Việt Nam được không?
Tại thời điểm hiện tại, theo quy định của Luật visa Việt Nam áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân nước ngoài nằm trong danh sách 80 quốc gia trên thế giới được cấp E-visa Việt Nam ở nhiều mục đích nhập cảnh như du lịch, thăm thân, đầu tư thương mại, du học, lao động hay kết hôn… với thời gian lưu trú không quá 90 ngày.
Visa điện tử là loại visa đa mục đích. Và do đó, việc gia hạn được hay không sẽ phụ thuộc vào mục đích của Evisa đang sử dụng.
Hiện tại, việc gia hạn E-visa Việt Nam chỉ áp dụng cho các mục đích nhập cảnh ban đầu là lao động hoặc thăm thân. Một trong những điều kiện cần thiết cho việc gia hạn này là người nước ngoài phải có sự bảo lãnh từ công ty hoặc người thân đang cư trú tại Việt Nam. Nếu bạn đang xin visa lao động , bạn cần phải có “Giấy phép lao động” để đáp ứng yêu cầu gia hạn E-visa.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động tại TPHCM
Visa hết hạn mà không xuất cảnh sẽ bị xử lý thế nào
1. Bị phạt tiền
Theo luật thì trước tiên bạn sẽ phải nộp phạt hành chính cho mỗi ngày ở quá hạn. Visa hết hạn mà bạn ở tiếp càng nhiều ngày thì mức phạt càng tăng cao.
Nếu bạn ra sân bay để bay ra ngoài mà chưa nộp phạt, bạn sẽ dễ dàng bị bắt quả tang và được đưa đến nơi nộp phạt tại sân bay.
Tuy nhiên nếu vì lý do đặt vé máy bay muộn một ngày hoặc chuyến bay bị delay, kế hoạch xuất cảnh bị thay đổi vì lý do bất khả kháng, tiền phạt quá hạn thường sẽ được miễn.
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ký ngày 31/12/2021 quy định phạt hành chính như sau:
- Để hết hạn visa dưới 15 ngày: phạt tối đa 2.000.000 đồng.
- Hết hạn visa dưới 30 ngày: phạt cao nhất 5.000.000 đồng.
- Ở hết hạn visa đến 60 ngày: phạt cao nhất 10.000.000 đồng.
- Ở quá hạn visa từ 60 ngày đến dưới 90 ngày: phạt từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng: visa quá hạn
- Hết hạn visa 90 ngày trở lên: phạt từ 30 triệu.
Quá hạn từ 15 ngày trở lên, người nước ngoài bị liệt vào danh sách đen và có nguy cơ bị trục xuất.
2. Buộc xuất cảnh
Khi visa hết hạn bạn sẽ buộc phải xuất cảnh. Nếu tiếp tục ở lại Việt Nam cho đến khi có ý định rời khỏi, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên tới Cục quản lý xuất nhập cảnh gần nhất trình diện, làm đơn tường trình giải thích, chấp hành đóng tiền phạt ở quá hạn và xuất cảnh ngay lập tức.
Với vi phạm nhẹ, bạn được cấp visa ngắn hạn để chờ xuất cảnh.
3. Vào Blacklist, trục xuất, cấm nhập cảnh
Nếu bạn nhận ra mình đã ở Việt Nam quá lâu kể từ ngày hết hạn visa thì nên nhanh chóng tìm sự trợ giúp pháp lý và xuất cảnh càng sớm càng tốt.
- Từ 2 tháng quá hạn trở lên bạn sẽ đối mặt với các khả năng bị đưa vào danh sách Blacklist, cơ quan chức năng bắt được sẽ trục xuất ngay lập tức, nghiêm trọng nhất là cấm nhập cảnh vài năm hoặc vĩnh viễn.
- Trẻ em cũng phải có thị thực Việt Nam hợp lệ và không được ở quá thời hạn. Tuy nhiên trẻ em sẽ không bị phạt hành chính mà người giám hộ, cha, mẹ có thể bị phạt thay.
Hết hạn visa không xuất cảnh ngay là hành vi phạm tội nghiêm trọng và bị pháp luật Việt Nam xử lý nghiêm ngặt. Thường rất khó giải quyết và phải tuân thủ quy tắc trong mọi trường hợp.
Tham khảo thêm:
Cập nhật Danh sách các nước được MIỄN VISA vào Việt Nam
Thủ tục và giấy tờ để bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam
Video Hướng dẫn cách điền mẫu NA2 Online Xin Công Văn Nhập cảnh