Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Dịch Vụ Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Cập nhật lần cuối: 23/02/2024.

Theo quy định hiện hành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngoài việc đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm năm 2010, phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép an toàn thực phẩm để người tiêu dùng có cơ sở đánh giá tiêu chí an toàn thực phẩm. Qua bài viết này, Luật Bistax sẽ tổng hợp các quy định mới nhất về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (VSATTP) như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02//2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ công thương;

Khi nào cần phải có Giấy phép an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các cơ sở sau đây:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Công văn 3109/BCT-KHCN ngày 20/4/2018 của Bộ Công thương);
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;

Các cơ sở nêu trên không phải có Giấy phép an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động tuy nhiên vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng. 

Cần lưu ý, theo quy định mới nhất tại Điều 1 Chương IV Nghị định 17/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/3/2020, các cơ sở nêu trên phải thực hiện việc gửi bản cam kết đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn. 

Ngoài ra, cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nhưng phải thực hiện việc gửi bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Điều kiện cấp Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm

♦ Điều kiện chung:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

♦ Điều kiện riêng:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất thực phẩm còn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

  • Đối với cơ sở sản xuất sữa chế biến: Mục 4, Chương VI Nghị định 77/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
  • Đối với cơ sở sản xuất bia: Mục 5, Chương VI Nghị định 77/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
  • Đối với cơ sở sản xuất dầu thực vật: Mục 6, Chương VI Nghị định 77/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn đề nghị (mẫu 01a) tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
  3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP;
  4. Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do của chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Bộ Y tế: sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và cơ sở chế biến.

  • Đối với các thực phẩm nhập khẩu;

  • Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ gia, thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 

  • Đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm toàn bộ quá trình từ trồng trọt đến thu hoạch;

  • Đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

3. Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm:

  • Đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;

  • Đối với các chính sách, quy định, điều kiện kinh doanh tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…;

  • Đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Quy trình xin cấp Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: 

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của:

  • Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn.
  • Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 2:

1) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hủy hồ sơ.

2) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

3) Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo quy định.

– Bước 3: 

Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Thời hạn của giấy phép an toàn thực phẩm

Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 3 năm kể từ ngày cấp. Trong vòng 6 tháng, tính đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận VSATTP, cơ sở phải làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận. 

Lệ phí Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

BIỂU PHÍ TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Thông tư s 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Stt

Loại phí

Mức thu

I

Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

 

1

Thẩm định hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; thực phẩm chức năng

 

 

– Công bố lần đầu

1.500.000 đồng /lần/sản phẩm

 

– Công bố lại

1.000.000 đồng /lần/sản phẩm

2

Thẩm định hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (trừ thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng); phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các thực phẩm là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá

 

 

– Công bố lần đầu

500.000 đồng /lần/sản phẩm

 

– Công bố lại

300.000 đồng /lần/sản phẩm

3

Thẩm định hồ sơ công bố đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm mục đích sử dụng trong nội bộ cơ sở sản xuất, siêu thị, khách sạn 4 sao trở lên

150.000 đồng /lần/sản phẩm

4

Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (Chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm)

1.500.000 đông /lô hàng + (số mặt hàng x 100.000 đồng), tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng

5

Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm

3.000.000 đồng /lần/bộ xét nghiệm

II

Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (Giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế)

1.000.000 đồng/lần /giấy chứng nhận

III

Phí thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm

 

1

Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

 

a

Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm

1.000.000 đồng /lần/cơ sở

b

Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

 

 

– Phục vụ dưới 200 suất ăn

700.000 đồng /lần/cơ sở

 

– Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên

1.000.000 đồng /lần/cơ sở

c

Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe)

3.000.000 đồng /lần/cơ sở

d

Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP)

22.500.000 đồng /lần/cơ sở

2

Thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy và cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu:

 

a

Đánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng

32.000.000 đồng/ lần/đơn vị

b

Đánh giá lại

22.500.000 đồng /lần/đơn vị

IV

Phí thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuộc lĩnh vực y tế

1.200.000 đồng /lần/sản phẩm

V

Phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

30.000 đồng /lần/người

 

Dịch vụ xin Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trên đây, Luật Bistax đã cập nhật các quy định hiện hành về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Để hiểu rõ hơn về thành phần hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể, chính xác.
Luật Bistax đã có hơn 06 năm kinh nghiệm chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ, thủ tục cho doanh nghiệp trên toàn quốc, đặc biệt địa bàn TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và nhiều tỉnh thành khác.
Hãy tham khảo ngay dịch vụ cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Luật Bistax. Chúng tôi sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian, hoàn thành tất cả mọi thủ tục. Hãy liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!

Tham khảo thêm:

Cập nhật lệ phí làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm năm 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang