Pháp luật nước ta luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh doanh làm giàu cho đất nước. Nhưng, không phải vì thế mà mọi cá nhân tổ chức đều được phép thành lập cơ sở kinh doanh hay quản lý doanh nghiệp. Chủ thể được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp 2020 quy định bằng cách liệt kê những chủ thể không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nhưng có vẻ danh sách liệt kê vẫn còn khiến những quý khách hàng chưa nắm bắt được cụ thể, chính xác từng đối tượng. Thế nên, Luật Bistax thường nhận được một số câu hỏi về vấn đề như: Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp hay không? Giáo viên có thể tham gia kinh doanh dưới hình thức nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý khách hàng tham khảo bài viết sau đây cùng Luật Bistax.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;
- Luật Viên chức 2010;
Nội dung bài viết:
1. Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp hay không?
Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp cá nhân, tổ chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, tại điểm b) bao gồm trường hợp quy định tại khoản b là : “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức”.

Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp
Kết hợp với Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về Viên chức như sau:
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Và tại Điều 1 Luật Viên chức 2010, khoản 1 quy định: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”
Như vậy, giáo viên mà thuộc trường hợp có biên chế và trở thành viên chức tại các trường là đơn vị sự nghiệp công lập thì mới bị hạn chế quyền lập doanh nghiệp. Nếu giáo viên dạy tại các cơ sở tư nhân, thì trường hợp này không được xem là viên chức nên và có thể thành lập và tham gia quản lý doanh nghiệp nếu không thuộc các trường hợp liệt kê tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp.
2. Giáo viên có thể tham gia kinh doanh dưới hình thức nào?
- Đối với công ty cổ phần viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp;
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó;
- Đối với công ty hợp danh thì viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
Để có thành lập doanh nghiệp trọn gói, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây:
Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Công Ty Uy TínTrên đây, là nội dung giải đáp chi tiết thắc mắc về giáo viên có được thành lập doanh nghiệp hay không? Để được thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chi phí hợp lý, bạn có thể gọi ngay vào số hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!