Có nhiều lý do để hộ kinh doanh muốn chuyển nhượng cơ sở kinh doanh của mình cho một chủ kinh doanh mới như cạn kiệt nguồn vốn, chưa tìm kiếm được nguồn khách hàng tiềm năng hay là muốn chuyển hướng sang một ngành nghề khác. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng hộ kinh doanh. Như vậy, hộ kinh doanh cá thể có thể chuyển nhượng được không? Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ nhiều doanh nghiệp hay hộ kinh doanh thực hiện nhiều hình thức chuyển nhượng thì công ty Luật Bistax sẽ tổng quát về việc chuyển nhượng của hộ kinh doanh.
Cơ sỡ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hộ kinh doanh có thể chuyển nhượng cho người khác được hay không?
Như Luật Bistax đã nói ở trên, hiện nay, chưa có qui định cụ thể nào về việc hộ kinh doanh có thể chuyển nhượng, sang tên cho người khác hay không. Tuy nhiên, tại khoản 3 điều 90 của nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, thì lại có nhắc đến hợp đồng bán hộ kinh doanh trong thủ tục thay đổi tên của chủ hộ kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu rằng, chủ hộ kinh doanh có thể bán được cho cá nhân, hộ gia đình khác theo hình thức sau đây:
Chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể
- Hợp đồng mua bán hộ kinh doanh;
- Tặng cho;
- Thừa kế;
Hợp đồng mua bán hộ kinh doanh là hình thức thực hiện chuyển nhượng phổ biến nhất.
Điều kiện để nhà kinh doanh mới nhận chuyển nhượng hộ kinh doanh?
Chuyển nhượng hộ kinh doanh hay nói cách khác là thay đổi hộ kinh doanh sang một cá nhân hoặc một hộ gia đình khác. Như vậy chủ hộ kinh doanh phải đủ điều kiện như một chủ hộ kinh doanh mới đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Điều kiện để nhà kinh doanh mới nhận chuyển nhượng như sau:
- Là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam đủ tuổi từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự;
LƯU Ý: Người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh phải có quốc tịch Việt Nam hoặc nhập quốc tịch Việt Nam.
- Không phải là chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Không phải là thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được các thành viên hợp danh khác trong công ty đồng ý;
- Không phải là chủ hộ kinh doanh nào trên phạm vi toàn nước;
Hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển nhượng hộ kinh doanh
- Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu Việt Nam đối với chủ hộ kinh doanh hộ kinh doanh thực hiện chuyển nhượng (01 bản);
- Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu Việt Nam đối với chủ hộ kinh doanh mới (01 bản);
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thay đổi chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (01 bản);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;
Thủ tục chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể
Về thủ tục chuyển nhượng, do luật doanh nghiệp 2020 chưa quy định cụ thể về hình thức thủ tục chuyển nhượng nên khách hàng có thể tham khảo một trong hai hình thức chuyển nhượng sau đây:
a) Nếu chủ hộ kinh doanh mới muốn hai bên thực hiện thủ tục thay đổi hội kinh doanh
Ở hình thức này chủ hộ kinh doanh mới có thể làm thủ tục thay đổi nội dung, đăng ký hộ kinh doanh về tên, ngành nghề kinh doanh nếu như có nhu cầu.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh theo mẫu Phụ lục III-3 của Thông tư 01/2021/TT-BKHDT do chủ hộ kinh doanh cũ và chủ hộ kinh doanh mới ký hoặc do chủ hộ kinh doanh mới ký trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh cá thể do thừa kế (01 bản);
– Một trong ba loại giấy tớ chứng minh việc chuyển nhượng:
- Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán HKD;
- Hợp đồng tặng cho đối với trường hợp tặng cho HKD;
- Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thay đổi chủ HKD do thừa kế;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thay đổi chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ HKD đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký HKD;
– Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu Việt Nam đối với chủ hộ kinh doanh mới (01 bản);
– Văn bản ủy quyền cho người khác không phải là thành viên hộ gia đình đi nộp hồ sơ và nhận kết quả (01 bản).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký.
Bước 3: Nhận kết quả
Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp giấy biên nhận và và giấy chứng nhận cho hộ kinh doanh mới.
b) Nếu hộ kinh doanh cũ thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, chủ kinh doanh mới đăng ký thành lập hộ kinh doanh mới thì hai bên chỉ cần thỏa thuận sang nhượng địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hoạt động kinh doanh nộp Phòng tài chính – Kế hoạch ủy bản nhân dân cấp huyện nơi đăng ký địa điểm kinh doanh
- Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh (mẫu Phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;
- Bản sao hợp lệ Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là cá nhân thành lập hoặc người đại diện của hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có).
Bước 2: Sau hi chấm dứt hoạt động kinh doanh của chủ hộ kinh doanh cũ, thì chủ hộ kinh doanh mới chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh nộp Phòng tài chính – Kế hoạch ủy bản nhân dân cấp huyện nơi đăng ký địa điểm kinh doanh
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao Văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau 3 ngày làm việc chủ hộ kinh doanh mới sẽ nhận được giấy chứng nhận
Những lưu ý khi chuyển nhượng hộ kinh doanh
- Đối với việc thay đổi hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cũ phải chịu trách nhiệm của mình với các khoản nợ trước khi thực hiện hợp đồng bán hộ kinh doanh.
- Nếu thay đổi tên hộ kinh doanh mới thì trong vòng 10 ngày phải đến cơ quan thuế để thực hiện thủ tục khai thuế thu nhập cá nhân, xin giấy chứng nhận thuế mới, đăng ký thuế khoán.
Luật Bistax có nhiều năm kinh nghiệm và đã hỗ trợ nhiều hộ kinh doanh chuyển nhượng thành công cho những chủ hộ kinh doanh mới.
Chuyển nhượng dự án sẽ mang nhiều rủi ro pháp lý trong công tác chuyển nhượng từ hộ kinh doanh trước, đôi khi sẽ vướng mắc những khoản nợ cũ. Vì vậy, cần lựa chọn một công ty luật uy tín và chuyên nghiệp như Luật Bistax để giải quyết cái thủ tục pháp lý, rà soát hoá đơn chứng từ kế toán và thẩm định lại.
Luật Bistax cung cấp dịch vụ trọn gói mọi thủ tục chuyển nhượng hộ kinh doanh bao gồm quá trình tư vấn mọi vấn đề cho Nhà hộ kinh doanh mới và thực hiện các thủ tục với cơ quan cấp phép.