Cập nhật lần cuối: 10/12/2021.
Đầu tư góp vốn được hiểu là việc một nhà đầu tư góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của một công ty nào đó. Trường hợp góp vốn thuộc vào hai trường hợp sau đây, một là thành lập công ty doanh nghiệp mới, hai là góp thêm vốn đầu tư. Để trả lời cho câu hỏi nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng tiền mặt hay không? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ bài viết dưới đây nhé !
Tóm tắt nội dung
ToggleMột số hình thức đầu tư góp vốn quy định tại luật đầu tư
Theo như luật đầu tư năm 2014 ở Việt Nam có bốn hình thức đầu tư góp vốn:
- Thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
- Hợp đồng PPP;
- Hợp đồng BCC.
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Theo điều 22 của luật đầu tư 2014: Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
- Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần. Phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Điều 27 luật đầu tư Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Điều 28 luật đầu tư: Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Nguyên tắc chung của đầu tư góp vốn theo điều 4 của thông tư 19/2014/TT-NHNN
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối tại Thông tư này.
1:
Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Việc sử dụng lợi nhuận được chia của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2:
Việc chuyển nhượng vốn đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tuân thủ các quy định. Quy định Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Văn bản hướng dẫn các Luật này, các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Các quy định của pháp luật có liên quan.
3:
Việc chuyển tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư. Phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Các quy định của pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam. Hoặc bằng ngoại tệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Để thực hiện hoạt động tái đầu tư tại Việt Nam.
4.
Theo điều 5 Góp vốn đầu tư của thông tư này nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam theo mức vốn đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư. Người cư trú là nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Được góp vốn đầu tư bằng nguồn ngoại tệ tự có hợp pháp.
Thực hiện đầu tư góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như cam kết. Thời gian là khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác. Với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết. Công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên. Điều chỉnh bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày. Kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm. Tương ứng với phần vốn góp đã cam kết với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh. Trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp của thành viên.
Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Vốn điều lệ của công ty, họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch. Số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân;
- Tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức.
Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
Trên đây là một số quy định liên quan đến đầu tư góp vốn nếu có gì thắc mắc vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT BISTAX
Địa chỉ : Tầng 5, Toà nhà Thanh Long, 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Hotline: (028) 3510 1088 – DĐ: 07777 23283
Facebook: Luật Bistax
Website : https://bistax.vn/
Email: tuvan@bistax.vn