Cập nhật lần cuối: 13/09/2024.
Trong hồ sơ soạn thảo đăng ký kinh doanh, thì một trong những thông tin doanh nghiệp cần phải điền là vốn điều lệ. Vậy vốn điều lệ là gì? Quy định về mức vốn điều lệ ra sao? Mời bạn theo dõi nội dung ở bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung
ToggleVốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
So với Luật Doanh nghiệp cũ, Quốc hội đã bãi bỏ phần vốn Pháp định đối với những doanh nghiệp đăng ký các ngành nghề kinh doanh thông thường. Trừ đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Dịch vụ bảo vệ (ký quỹ 02 tỷ), ngân hàng (3.000-5.000 tỷ), bảo hiểm, dịch vụ xuất khẩu lao động…
Như vậy, hiện nay theo Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực từ 1/7/2015 trở đi đã bãi bỏ quy định về Vốn pháp định trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Những lợi ích của Vốn điều lệ
Như đã được nói ở trên, Vốn điều lệ thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện năng lực hoạt động và mức độ chịu trách nhiệm nếu xảy ra rủi ro.
Hiện nay, với một số lĩnh vực các đối tác của đơn vị cung cấp dịch vụ thường yêu cầu doanh nghiệp (đơn vị cung cấp dịch vụ) phải có mức Vốn điều lệ tối thiểu hoặc lớn hơn giá trị hợp đồng ký kết.
Ví dụ: Với những đơn vị thi công xây dựng, hợp đồng với nhà thầu trị giá 5 tỷ thì doanh nghiệp phải có mức vốn ít nhất bằng 5 tỷ hoặc lớn hơn.
Lý do: Nếu không may xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện. Doanh nghiệp (đơn vị cung cấp dịch vụ) phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại. Mức độ bồi thường tối đa nhất có thể.
Thời hạn góp vốn điều lệ
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp như sau:
a) Đối với Công ty TNHH Một thành viên
(Trích dẫn tại Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp về thực hiện góp vốn thành lập công ty)
2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Đối với Công ty TNHH Hai thành viên trở lên
(Trích dẫn tại Khoản 2 Điều 48 về thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp)
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
c) Đối với Công ty Cổ phần
(Trích dẫn tại Khoản 1 Điều 112 về thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp)
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc. Thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
Như vậy, tất cả các loại hình doanh nghiệp Chủ sở hữu/Thành viên/Cổ đông phải có nghĩa vụ góp vốn đúng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp Chủ sở hữu/Thành viên/Cổ đông chưa góp hoặc góp chưa đủ phải tiến hành thủ tục đăng ký điều chỉnh trong thời hạn 30 ngày.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ
Cần lưu ý gì khi đăng ký vốn điều lệ?
Khi đăng ký vốn điều lệ, doanh nghiệp cần lưu ý một vài nội dung sau:
– Vốn điều lệ không bị giới hạn mức đăng ký. Tuy nhiên mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức lệ phí môn bài công ty phải đóng.
– Tăng, giảm vốn điều lệ bất cứ lúc nào.
– Về thời hạn góp vốn, tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không gồm thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản), thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết.
Theo đó, cách xử lý với thành viên chưa góp đủ vốn theo cam kết sau khi hết thời hạn nêu trên như sau:
+ Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
+ Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
+ Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
Công ty có nghĩa vụ đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.
Trên đây là giải đáp về Vốn điều lệ là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
Tham khảo thêm:
- Sự khác nhau giữa hộ kinh doanh và công ty
- Thành lập công ty có cần chứng minh vốn
- Cách đặt tên công ty
- Cách đăng ký giấy phép kinh doanh online