Cập nhật lần cuối: 13/09/2024.
Đăng ký Giấy phép kinh doanh là thủ tục mà một cá nhân hoặc tổ chức phải thực hiện để được cơ quan nhà nước cấp phép chính thức để điều hành một doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh có thể khác nhau tùy thuộc vào hình thức kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cần chuẩn bị các loại giấy tờ gì? Luật Bistax đã tóm tắt các bước thực hiện một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất để đăng ký giấy phép kinh doanh. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung
ToggleCác hình thức đăng ký Giấy phép kinh doanh
Có 2 hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh, bao gồm:
- Đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Trong đó, đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ gồm các loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh;
- Công ty TNHH bao gồm: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Xem thêm: Chi tiết Các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020
1. Giấy phép kinh doanh cấp cho Công ty/doanh nghiệp
- Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và đầu tư cấp Tỉnh/TP trực thuộc
- Loại hình: Công ty/doanh nghiệp
- Lĩnh vực kinh doanh: được kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm
- Địa điểm kinh doanh: được mở rộng kinh doanh ở bất cứ đâu ngoài trụ sở chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam
- Quy mô hoạt động: Không giới hạn
2. Giấy phép kinh doanh cấp cho Chủ hộ kinh doanh
- Cơ quan cấp: Phòng kinh tế Quận/Huyện
- Loại hình: Hộ kinh doanh cá thể
- Lĩnh vực kinh doanh: Giới hạn trong lĩnh vực đăng ký
- Địa điểm kinh doanh: Mỗi cá nhân sở hữu chỉ được kinh doanh đúng địa chỉ đã đăng ký, không được mở rộng.
- Quy mô hoạt động: Giới hạn trong Quận/Huyện đã đăng ký.
Đây là đặc điểm cơ bản giữa Giấy phép kinh doanh công ty và Giấy phép kinh doanh Hộ cá thể. Tuy nhiên, còn nhiều ưu nhược điểm giữa 2 giấy phép trên. Để hiểu rõ hơn vui lòng liên hệ Luật Bistax 07777 23283 để được giải đáp miễn phí.
Xem thêm:
- Thủ tục thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục thành lập Công ty TNHH 2 thành viên
- Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh cần những gì?
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh cho hộ kinh doanh
- Đơn đề nghị được đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh
- Bản sao CMND hợp lệ của chủ sở hữu
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn,hoặc cơ quan công chứng nhà nước).
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh cho công ty
Đối với giấy phép đăng ký kinh doanh của các loại hình công ty tnhh, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.. bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty
- Dự thảo điều lệ công ty của doanh nghiệp có chứng nhận của các thành viên góp vốn trong công ty doanh nghiệp
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật (theo mẫu quy định)
- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu phô tô công chứng của các thành viên hoặc cổ đông kèm theo.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh chi tiết như đã liệt kê ở mục bên trên.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh lên cơ quan thuế. Bạn có thể lựa chọn gửi hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh tới Cơ quan quản lý thuế hoặc nộp trực tiếp tại văn phòng trụ sở của Cơ quan quản lý thuế.
Bước 3: Cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ. Đối với quá trình kiểm tra hồ sơ thì sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc từ khi đủ hồ sơ hợp lệ, chủ thể sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.
Bước 4: Đóng lệ phí theo quy định và nhận giấy phép kinh doanh. Khi cơ quan thuế hoàn tất quá trình kiểm tra, họ sẽ thông báo kết quả cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quý doanh nghiệp sẽ được yêu cầu thanh toán phí theo quy định và nhận được giấy phép kinh doanh.
Bước 5: Cập nhật thông tin
Sau khi nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin với các cơ quan có liên quan như cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh…
Khi hoàn tất quá trình cập nhật này, doanh nghiệp sẽ có đủ quyền và khả năng pháp lý để hoàn toàn thực hiện hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Các việc cần làm sau khi thành lập công ty
Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Luật Bistax
Thủ tục thành lập công ty
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Luật Bistax, bạn chỉ cần cung cấp 01 bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của tất cả các thành viên Sở hữu. Luật Bistax sẽ tư vấn, soạn thảo các hồ sơ liên quan và thực hiện với cơ quan cấp phép.
Phí dịch vụ trọn gói:
- Giấy phép hộ kinh doanh: 1.500.000 VNĐ (Riêng ngoại thành TP Hồ Chí Minh thêm 500.000đ)
- Giấy phép kinh doanh Công ty: Xem chi tiết các gói chi phí thành lập công ty
ƯU ĐIỂM khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép công ty tại Luật Bistax
- Khách hàng không phải đi lại, không phải chờ đợi;
- Được tư vấn mọi yêu cầu;
- Tất cả hồ sơ đều do Luật Bistax thực hiện;
- Giao nhận hồ sơ tận nơi.
- Hỗ trợ tư vấn vấn đề về thuế nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu và hiểu rõ việc đóng thuế theo đúng quy định.
Xem thêm:
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp Sau Khi Thành Lập
Quy định mới khi đăng ký thành lập doanh nghiệp Năm 2024
Cách hạn chế rủi ro khi thành lập công ty mà bạn cần nên biết
Có được Thành Lập Doanh Nghiệp khi có vợ hoặc chồng là công chức nhà nước
HÃY LIÊN HỆ NGAY (028) 3510 1088 HOẶC 07777 23283 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ MIỄN PHÍ!