Cập nhật lần cuối: 19/07/2024.
Một trong những hình thức để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài trong công ty cổ phần. Những nhà đầu tư nước ngoài có ý tưởng đầu tư khác nhau cho một lĩnh vực nào đó, việc chuyển nhượng cổ phần sẽ đem lại thuận lời cho ý tưởng đầu tư đó. Và chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài sẽ làm cho nguồn vốn luân chuyển trên thị trường.
Cơ sỡ pháp lý:
- Luật Đầu tư năm 2020.
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp.
Chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài là gì?
Chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài là hình thức chuyển giao quyền sỡ hữu cổ phần, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần từ nhà góp vốn cũ của công ty cổ phần sang nhà đầu tư mới. Nhà đầu tư mới có quốc tịch ở nước ngoài, hay là công ty thành lập theo pháp luật nước ngoài nhưng thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
Các loại cổ phần để nhận chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài:
– Cổ phần phổ thông;
– Cổ phần ưu đãi bao gồm:
- Cổ phần ưu đãi cổ tức;
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
- Cổ phần ưu đãi biểu;
- Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
LƯU Ý:
- Cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi, nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
- Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: không được chuyển nhượng trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án đã có hiệu lực pháp luật ha thừa kế;
Qui định về điều kiện chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài:
Cổ đông có quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Cổ phần ưu đãi biểu quyết: không được chuyển nhượng trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án đã có hiệu lực pháp luật ha thừa kế;
Hạn chế đối với cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài đối với công ty 100% vốn Việt Nam và công ty có yếu tố nước ngoài: Công ty muốn chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài phải kiểm tra:
- Ngành nghề kinh doanh có quy định về chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài;
- Tỷ lệ tối đa số cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài được phép nhận chuyển nhượng;
- Quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài;
- Nhà đầu tư mới phải chứng minh được năng lực tài chính;
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài:
Trường hợp 1: Chuyển nhượng cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập:
Cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần thì sẽ thực hiện hợp đồng chuyển nhượng theo cách thông thường trong nội bộ công ty hoặc giao dịch qua thị trường chứng khoán.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Văn bản quyết định về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký)
- Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho cổ phần
- Bản sao hộ chiếu, bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự
Bước 2: Ký kết hợp đồng
Cổ động chuyển nhượng cổ phần và nhà đầu tư mới cùng ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và biên bản thanh lý.
Trường hợp 2: Chuyển nhượng cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài không là cổ đông sáng lập:
Đối với ngành nghề có điều kiện áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ phần trăm cổ phần được mua từ 50% trở lên vốn điều lệ, trước thời hạn 3 năm cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài không phải cổ đông sáng lập thì phải tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nộp thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp với phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty.
- Chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư cùng với Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc Sao kê tài khoản vốn đầu tư chứng minh nhà đầu tư đã góp đủ vốn.
- Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài (trường hợp là cá nhân); Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc văn bản tương đương xác nhận tư cách pháp nhân (đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức nhận góp vốn.
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và Biên bản thanh lý.
- Danh sách thành viên góp vốn mới.
Bước 2: Đăng ký việc thay đổi thông tin thành viên cổ đông chính
Trường hợp công ty cổ phần chưa niêm yết thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thay đổi.
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế?
Theo quy định tại mục 5 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (sửa đổi Điều 13 Luật thuế thu nhập cá nhân), mục 9 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP về sửa đổi Điều 16 Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 và theo quy định tại Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 thì:
- Cần kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khi có hoạt động chuyển nhượng cổ phần tại doanh nghiệp.
- Đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần của Công ty cổ phần chưa niêm yết thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần:
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật..
Việc kê khai, nộp thuế khi chuyển nhượng vốn tại Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân
Khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng vốn tại Công ty TNHH, Công ty hợp danh, DNTN dù phát sinh hay không phát sinh thu nhập tính thuế, cá nhân chuyển nhượng phải nộp tờ khai đến cơ quan thuế để kê khai thuế TNCN.
Trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp phải những trở ngại về ngôn ngữ quốc gia. Cũng như gặp phải những thủ tục hành chính phức tạp trong qua trình làm hồ sơ và nộp lên cơ quan nhà nước. Luật Bistax sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục này nhanh chóng, và đúng thủ tục quy định pháp luật nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên Luật có trình độ giao tiếp ngoại ngữ tốt, sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ chi tiết về thủ tục này. Luật Bistax sẽ tư vấn thuế, kế toán sau khi đã làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài một cách tốt nhất.