Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Cách làm work permit cho người nước ngoài [Đúng & Chuẩn 2025]

Cập nhật lần cuối: 02/01/2025.

Khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên 3 tháng, thì bắt buộc phải xin giấy phép lao động (work permit) cho người nước ngoài (trừ một số trường hợp được miễn giấy phép lao động). Hiện nay, các qui định về thủ tục để xin work permit luôn được cập nhật và thay đổi, vì thế, sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp tự thực hiện thủ tục mà chưa có cập nhật kịp thời sẽ bị trả về rất nhiều lần vì không thể giải trình, chuẩn bị đủ hồ sơ chưa đúng và đầy đủ … Luật Bistax cập nhật cách làm work permit cho người nước ngoài đúng và chuẩn năm 2024.

Xem thêm: Quy định mới về giấy phép lao động theo nghị định 70/2023-NĐ-CP

Lao động người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện nào để xin được work permit

Điều kiện cần thiết phải đáp ứng khi xin Work Permit cho người nước ngoài bao gồm:

  • Thị thực/visa Việt nam buộc còn thời hạn trong thời gian làm việc theo work permit dự kiến
  • Lao động nước ngoài phải có công ty/đơn vị bảo lãnh làm việc tại Việt Nam
  • Có trình độ chuyên môn/kỹ thuật/tay nghề/kinh nghiệm làm việc tương ứng với nghề nghiệp dự kiến làm việc thể hiện qua một số văn bằng/ chứng chỉ, trừ trường hợp khác theo quy định Việt Nam.
  • Người nước ngoài không phải là người trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hay đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật nước ngoài/Việt Nam.

Cách làm work permit cho người nước ngoài

Để xin cấp work permit cho người nước ngoài, doanh nghiệp (đơn vị bảo lãnh) phải thực hiện 2 bước chính sau đây:

Cách làm work permit cho người nước ngoài
Cách làm work permit cho người nước ngoài

Bước 1.  Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động và xin văn bản chấp thuận

Doanh nghiệp phải lập báo cáo giải trình đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cụ thể (Mẫu số 01/PLI) và nộp tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hoạt động kinh doanh.

Thời gian thực hiện: Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình thay đổi theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

Lưu ý: Để bước này được duyệt, thì người sử dụng lao động phải chứng minh, giải trình và xác định được nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.

Xem thêm: Qui định thời gian nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động người nước ngoài

Bước 2: Nộp hồ sơ xin work permit

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, Công ty phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Work permit gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi chuyên gia nước ngoài dự kiến làm việc.

Xem thêm: Thời gian làm giấy phép lao động

Hồ sơ để làm work permit cho người nước ngoài

Tuỳ theo vị trí làm việc, mà hồ sơ làm work permit sẽ khác nhau ở giấy tờ để chứng minh vị trí dự kiến làm việc của người nước ngoài. Hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI
  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn (trên 2 năm)
  • 02 ảnh 4x6cm mới với phông nền trắng và không đeo kính
  • Giấy khám sức khỏe tại bệnh viện đạt yêu cầu về tiêu chuẩn. Nếu khám sức khỏe tại nước ngoài thì phải dịch sang Tiếng việt và hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Lý lịch tư pháp được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng.
  • Giấy xác nhận kinh nghiệm được dịch công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố cho phép doanh nghiệp được sử dụng lao động là người nước ngoài .
  • Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận nghề nghiệp phù hợp với chuyên môn… được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng. Cụ thể theo từng vị trí như sau:

+ Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành;

+ Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;

+ Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn bóng đá Việt Nam;

+ Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;

+ Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;

+ Giấy công nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc tối thiểu một trong các bằng cấp như: Bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện viên tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;

+ Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

– Đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục.

– Đối với người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

– Đối với người lao động nước ngoài nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.

– Đối với người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

– Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

Lưu ý hồ sơ giấy phép lao động đối với trường hợp đã có giấy phép lao động:

– Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm:
  • Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc
  • Các giấy tờ quy định tại điểm 1, 5, 6, 7, 8 nêu trên
  • Bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
– Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm:
  • Các giấy tờ quy định tại điểm 1, 4, 5, 6, 7 và 8 nêu trên
  • Giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.

Xem thêm: Hồ sơ xin giấy phép lao động khi đổi vị trí công việc

Kinh nghiệm làm work permit đúng và nhanh

Dịch vụ làm work permit cho người nước ngoài tại TPHCM
Dịch vụ làm work permit cho người nước ngoài tại TPHCM

Với qui trình như thế, thì theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau đây:

– Trước khi nộp hồ sơ xin Work permit, người nước ngoài tại Việt Nam cần phải khám sức khỏe, xin cấp lý lịch tư pháp,…Trường hợp các giấy tờ này được cấp tại nước ngoài thì các giấy tờ phải hợp pháp hoá lãnh sự và dịch công chứng…

Xem thêm: Danh sách bệnh viện khám cho người nước ngoài xin giấy phép lao động

– Để xin Work permit với các vị trí như chuyên gia, lao động kỹ thuật…phải đáp ứng nhiều điều kiện và cần phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ, do đó, nếu không có kinh nghiệm, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian chuẩn bị. Trường hợp xấu hơn, bạn có thể bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc thậm chí bị từ chối hồ sơ. Khi hồ sơ đã nộp bị từ chối nhiều lần sẽ để lại vết tích không tốt và có thể sẽ bị từ chối hẳn. Vì thế, nếu bạn thấy khó khăn trong trường hợp này, bạn hãy liên hệ đến dịch vụ làm work permit của Luật Bistax. Chúng tôi sẽ giúp bạn gỡ rối được các hồ sơ này một cách hiệu quả.

Hãy liên hệ ngay số hotline 07777 23283 – 0903 002 122 – 0903 784 789!

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang