Nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài ngày càng tăng trong giai đoạn đang phát triển của Việt Nam. Vì vậy, giấy phép lao động (work permit) là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong việc chứng minh người nước ngoài được phép làm việc hợp pháp tại Việt Nam.Tuy nhiên hồ sơ làm Giấy phép lao động cho người nước ngoài tương đối phức tạp, dễ bị sai sót dẫn đến mất khá nhiều thời gian. Nhất là những ai không thường xuyên làm thủ tục hoặc chưa từng làm thủ tục này. Nhằm giúp khách hàng chuẩn bị các hồ sơ cho thủ tục xin giấy phép lao động dễ dàng, đơn giản. Luật Bistax xin tư vấn làm hồ sơ giấy phép lao động một cách chi tiết và thực hiện từng bước theo kinh nghiệm như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2021.
Nội dung bài viết:
- 1 1. Xác định đối tượng để được làm hồ sơ xin Giấy phép lao động
- 2 2. Hồ sơ làm giấy phép lao động cho nười nước ngoài
- 3 3. Thủ tục hồ sơ làm Giấy phép lao động cho người nước ngoài
- 4 Một số câu hỏi liên quan về hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
- 5 Dịch vụ tư vấn Hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài
1. Xác định đối tượng để được làm hồ sơ xin Giấy phép lao động
Trước khi nộp hồ sơ làm Giấy phép lao động cho người nước ngoài, bạn cần kiểm tra kỹ người lao động đang thuộc đối tượng nào sau đây, tuỳ theo hình thức làm việc mà hồ sơ chuẩn bị sẽ khác nhau. Các đối tượng được cấp giấy phép lao động bao gồm:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tình nguyện viên;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Việc lựa chọn hình thức làm việc này rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp phép cũng như cách tính lương, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài. Nếu như bạn chọn sai sẽ dẫn đến bị từ chối cấp phép và phải thực hiện lại thủ tục từ đầu rất mất thời gian.
2. Hồ sơ làm giấy phép lao động cho nười nước ngoài
Người nước ngoài cần chuẩn bị đúng và đầy đủ các giấy tờ sau:
♦ Bản sao chứng thực hộ chiếu;
♦ Bản sao chứng thực hoặc bản chính Giấy khám sức khỏe tại một trong các bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin cấp giấy phép lao động;
♦ 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
♦ Bản sao chứng thực hoặc bản chính Phiếu lý lịch tư pháp cấp tại nước ngoài hoặc cấp tại Việt Nam;
♦ Giấy tờ chứng minh vị trí, trình độ đáp ứng nhu cầu công việc dự định làm việc tại Việt Nam tuỳ theo từng đối tượng như sau:
– Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định;
– Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;
– Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
– Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ GTVT cấp cho tiếp viên hàng không;
– Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với NLĐ nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;
– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;
– Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ VHTT&DL xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;
– Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Lưu ý:
- Các giấy tờ do cơ quan ở nước ngoài cấp như Bằng cấp, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc, Phiếu lý lịch tư pháp bắt buộc phải Hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật. Trừ những trường hợp một số quốc gia được miễn Hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định;
- Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch công chứng sang tiếng Việt theo quy định.
3. Thủ tục hồ sơ làm Giấy phép lao động cho người nước ngoài

Các bước xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm 2 bước như sau:
Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
(Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4, Nghị định 152/2020/NĐ-CP)
Điền đầy đủ đơn Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I Kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP) như sau:
1.Thông tin về Doanh nghiệp/Tổ chức: Kê khai chi tiết, chính xác theo thông tin trên Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Doanh nghiệp/ Tổ chức.
2.Tình hình sử dụng người lao động nước ngoài hiện nay (nếu có);
3. Mô tả vị trí công việc, chức danh công việc;
4. Yêu cầu về trình độ;
5.Kinh nghiệm để thực hiện công việc đó;
6. Lý do không tuyển người Việt Nam vào vị trí dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
⇒ Sau khi kê khai đầy đủ các thông tin theo mẫu nói trên sau đó nộp cho cơ quan cấp phép.
Theo dõi quá trình kiểm duyệt hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp cần nộp lại hồ sơ hoàn chỉnh để được chấp thuận.
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp mới giấy phép lao động (Work Permit)
(Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP)
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài (theo Mẫu quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP);
- Bản sao chứng thực Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài. (Đã hoàn thành tại Bước 1);
- Các giấy tờ đã được Luật Bistax hướng dẫn chuẩn bị tại Mục 2.
Một số câu hỏi liên quan về hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu?
Thời hạn giấy phép lao động được qui định theo Căn cứ Điều 155 Bộ luật lao động năm 2019 là tối đa 02 năm. Khi hết thời hạn 2 năm, người lao động nước ngoài chỉ có thể gia hạn giấy phép lao động (work permit) được một lần với thời hạn tối đa là 2 năm.
Đối tượng nào được miễn cấp giấy phép lao động?
Nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021, quy định 13 trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động và 7 đối tượng được miễn giấy phép lao động.
Chi phí làm work permit cho người nước ngoài:
Chi phí làm work permit sẽ bao gồm:
- Chi phí hợp pháp hoá lãnh sự các loại giấy tờ của người nước ngoài
- Giấy khám sức khoẻ
- Lý lịch tư pháp
- Dịch thuật công chứng giấy tờ
- In hình thẻ
- ….
Bạn có thể tham khảo chi tiết nội dung này tại link sau đây:
Các cơ sở khám chữa bệnh tại TPHCM cho người nước ngoài làm giấy phép lao động
Những bệnh viện được khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài tại khu vực TPHCM gồm:
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện Nhân dân 115
- Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
- Bệnh viện FV
- Bệnh viện quận Thủ Đức
- Bệnh viện Trưng Vương
- Bệnh viện An Sinh
- Phòng khám Đa khoa Phước An-CN3
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Columbia Asia Sài Gòn.
Dịch vụ tư vấn Hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Với những chia sẻ kinh nghiệm khi chuẩn bị hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài. Việc cấp phép cho lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện tại đang có những qui định được giám sát chặt chẽ hơn từ cơ quan cấp phép. Từ đó, việc các doanh nghiệp tự làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng gặp khá nhiều khó khăn và mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện, kéo theo đó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể nói việc chọn lựa công ty chuyên làm hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là việc cần thiết nhất để hoàn thành thủ tục.
Luật Bistax là một trong những công ty chuyên làm dịch vụ làm giấy phép lao động tại TPHCM. Với kinh nghiệm hơn 7 năm, Luật Bistax đang ngày càng được nhiều đối tác doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn.
Lợi ích trong dịch vụ làm giấy tờ cho người nước ngoài của Luật Bistax:
- Tư vấn cụ thể hồ sơ giấy tờ theo từng trường hợp làm giấy phép lao động
- Thẩm định tính hợp lệ giấy tờ từ đó đưa ra giải pháp và gỡ rối được các hồ sơ kịp thời
- Với dịch vụ đa lĩnh vực trong việc làm giấy tờ cho người nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian để thực hiện các hồ sơ khác kèm theo, đồng thời còn tiết kiệm được chi phí khi thực hiện dịch vụ khác tại Luật Bistax
- Có hợp động hoá đơn chứng từ minh bạch rõ ràng
- Đội ngũ nhân viên theo dõi hồ sơ chuyên nghiệp, luôn cập nhật tình hình hồ sơ của khách hàng một cách kịp thời
Hãy yên tâm khi sử dụng dịch vụ giấy phép lao động cho người nước ngoài của Luật Bistax, gọi ngay vào số hotline: 07777 23283 để được tư vấn miễn phí hoặc để lại bình luận vào dưới bài viết này để được giải đáp thắc mắc.
Tham khảo thêm:
Thủ tục xin giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài
Thủ tục xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
Nhà đầu tư nước ngoài có thuộc diện xin giấy phép lao động
Thủ tục làm work permit cho lao động kỹ thuật
Thủ tục xin giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện