Cập nhật lần cuối: 30/03/2023.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, nhà đầu tư nắm giữ cổ phần gọi là cổ đông. Một nhà đầu tư khi góp vốn vào một công ty thì điều mà chắc hẳn tất cả các nhà đầu tư đều quan tâm là quyền lợi sau khi góp vốn, tùy từng thời điểm khác nhau mà mỗi nhà đầu tư muốn luân chuyển phần vón góp vào. Vì vậy, ở công ty cổ phần thì chuyển nhượng cổ phần là một trong những quyền lợi được quan tâm hơn cả. Khi nhắc đến công ty cổ phần thì cổ đông sáng lập và thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập mang nhiều quy định phức tạp do pháp luật Việt Nam còn nhiều hạn chế, song để một nhà đầu tư là cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng thành công cổ phần của mình cần tham khao những thông tin sau:
Cơ sỡ pháp lý:
- Luật Đầu tư năm 2020.
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung
ToggleCông ty cổ phần là gì?
Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó có:
- Cổ phần phổ thông;
- Cổ phần ưu đãi bao gồm: Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi biểu; Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
Xem thêm: Đặc điểm của công ty cổ phần
Cổ đông sáng lập là gì?
Cổ đông sáng lập là người sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Nên cũng có các quyền giống cổ đông phổ thông. Tuy nhiên, cổ đông sáng lập cũng có các quyền riêng. Cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Nhà đầu tư nước ngoài được phép đăng ký thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam để kinh doanh. Do đó người nước ngoài được quyền đăng ký là cổ đông sáng lập để thành lập công ty cổ phần.
Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì?
Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập là gì?
Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế hơn. Đối với cổ đông sáng lập thì trong 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Sau thời hạn ba năm nêu trên, các cổ đông sáng lập của công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cả người không phải là cổ đông công ty.
Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ tạo điều kiện cho việc luân chuyển phần vốn góp linh động, tạo cơ hội mở cho các cổ đông, cổ đông sáng lập có thể mở rộng cổ phần của mình, bên cạnh đó vẫn có những cơ chế nhất định để đảm bảo sự ổn định trong hoạt động chuyển nhượng công ty cổ phần.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ được thực hiện theo hình thức nội bộ trong công ty và lưu lại hồ sơ trong công ty khi chuyển nhượng.
Chỉ trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì cần thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh.
♦ Chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác:
Cổ đông chuyển nhượng cổ phần và nhà đầu tư mới cùng ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và biên bản thanh lý.
♦ Chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông bên ngoài đối với người nhận chuyển nhượng là người Việt Nam
Trường hợp này phải triệu tập họp đại hội đồng cổ đông để quyết định chuyển nhượng. Cổ động chuyển nhượng cổ phần và nhà đầu tư mới cùng ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho cổ phần.
♦ Chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông bên ngoài là người nước ngoài
Đối với trường hợp này, hồ sơ và thủ tục hơi rườm rà và phức tạp. Luật Bistax có bài chia sẻ riêng về thủ tục này. Mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây:
Lưu ý:
– Sau khi hồ sơ đã được ký kết thì việc chuyển nhượng cổ phần được hoàn thành theo thời hạn ghi nhận trên biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
– Tiếp theo là thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân và những nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ động sáng lập cũng tương đối dễ thực hiện nhưng doanh nghiệp cần phải nắm rõ các khoản chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng cho chính xác để tránh phải mất thời gian điều chỉnh nhiều lần. Nếu bạn đang gặp vướng mắc hoặc còn khó khăn trong thủ tục này, bạn hãy để lại nội dung bình luận ở dưới bài viết này hoặc gọi vào số hotline: 07777 23283 để được tư vấn. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý về các thủ tục liên quan đến điều chỉnh thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
- Thủ tục mua cổ phần, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
- Người Nước Ngoài Có Được Mua Lại 100% Cổ Phần Công Ty TNHH Không?
- Hướng Dẫn Chuyển đổi công ty Cổ phần thành Công ty TNHH 2 thành viên
- Có thể thuê người làm Giám đốc trong công ty cổ phần không?