Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam Năm 2024

Cập nhật lần cuối: 27/09/2024.

Hiện nay, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cũng như quy trình đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được quy định một cách rõ ràng và cụ thể, đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn bậc nhất trong khu vực. Vậy làm cách nào nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam bằng hình thức thành lập doanh nghiệp. Luật Bistax có bài phân tích sau đây để các nhà đầu tư có thể hiểu rõ về điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam như thế nào.

Điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài ở Việt Nam

Theo quy định tại khoản 19 điều 3 luật đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Cũng theo quy định tại luật này, khoản b điều 23 Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường.

Điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài
Điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài

 

Ngoài ra, theo quy định tại điều 17 luật doanh nghiệp, Nhà đầu tư nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, với điều kiện:

⇒ Cá nhân có quốc tịch nước ngoài không thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chưa thành niên: theo quy định tại điều 20 luật dân sự thì người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.

+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Người bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

⇒ Tổ chức nước ngoài không thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự;

+ Tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài thoả các điều kiện về ngành nghề kinh doanh và các điều kiện trên, hoàn toàn có thể đáp ứng đủ điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Lưu ý về ngành nghề kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài

⇒ Trước khi thực hiện các thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải xác định được ngành nghề dự kiến kinh doanh. Các mã ngành nghề được liệt kê tại quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Việc xác định nhằm đối chiếu với các thoả thuận quốc tế và pháp luật Việt Nam giúp nhà đầu tư chuẩn bị được các điều kiện để tiếp cận thị trường, đưa ra định hướng phát trỉển lâu dài cho dự án. Ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại nghị định 31/2021/NĐ-CP.

 

Lưu ý về ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài

⇒ Tuỳ thuộc vào quốc tịch của các nhà đầu tư, việc xem xét điều kiện ngành nghề để thực hiện kinh doanh cần tham khảo các văn bản pháp luật chuyên ngành ở Việt Nam và các điều ước quốc tế, hiệp định thương mại, thoả thuận hợp tác song phương hoặc đa phương như WTO, FTAs, AFAS,… gọi chung là điều ước quốc tế về đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.

Xem thêm bài viết: Danh sách các nước là thành viên wto

Theo đó, có 84 ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài, gồm:

– 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
– 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Bấm vào để: Kiểm tra lĩnh vực đầu tư của bạn có thuộc danh mục các dự án thuộc chấp thuận chủ trương đầu tư

Quy định về vốn đầu tư của người nước ngoài

⇒ Mức vốn tối thiểu:

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, vốn tối thiểu để nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp vẫn chưa có quy định chung. Ngoại trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như bất động sản, tín dụng, bảo hiểm…. Tuy vậy, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý kê khai vốn góp phù hợp với các phương án đầu tư đề ra. Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh có thuộc một trong các trường hợp cần vốn pháp định và vốn ký quỹ, nếu có, kê khai vốn theo yêu cầu của nhà nước và chứng minh khả năng tài chính.

 

Quy định về mức vốn đầu tư của người nước ngoài
Quy định về mức vốn đầu tư của người nước ngoài

⇒ Vốn pháp định :

Vốn pháp định là vốn điều lệ tối thiểu nhà đầu tư cần góp khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại ngành nghề có điều kiện.

⇒ Vốn ký quỹ:

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nhà đầu tư nước ngoài phát sinh ký quỹ khi thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 43 luật đầu tư. Mức ký quỹ từ 01% đến 03% tuỳ dự án.
Trường hợp thuê lại văn phòng từ dịch vụ hay người có quyền sử dụng đất, nhà đầu tư nước ngoài không cần ký quỹ.

⇒ Tỷ lệ sở hữu vốn:

Trong trường hợp người nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp cùng tổ chức/cá nhân có quốc tịch Việt Nam (liên doanh) tham gia hoạt động vào các ngành nghề có yêu cầu về tỷ lệ sở hữu vốn. Nhà đầu tư nước ngoài cần phân chia tỷ lệ phù hợp với tài chính đang có.
Tỷ lệ sở hữu vốn theo được thể hiện theo biểu cam kết WTO số WT/ACC/VNM/48/Add.2.

⇒ Thời điểm hoàn thành góp vốn:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn trong thời hạn tối đa là 90 ngày, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

STTĐặc điểmCông ty TNHHCông ty cổ phần
1Thời hạn góp vốn90 ngày kể từ ngày nhận giấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp90 ngày kể từ ngày nhận giấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2Nghĩa vụ và quyềnTương ứng với phần vốn góp đã cam kết.Tương ứng với số cổ phần đã thanh toán
3Đăng ký thay đổiTối đa 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn

Các hình thức đầu tư thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vốn nước ngoài theo 2 hình thức thành lập công ty như sau:

⇒ Hình thức đầu tư trực tiếp:

+ Thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
+ Thành lập công ty vốn nước ngoài: có một trong các nhà đầu tư có quốc tịch Việt Nam. Phương án thành lập nên chọn là thành lập công ty vốn Việt Nam trước sau đó chuyển một phần vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, phương án này có thể hiểu là hình thức gián tiếp.

⇒ Hình thức đầu tư gián tiếp:

+ Mua lại vốn góp hoặc phần góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn.

+ Mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Quy định địa chỉ đặt trụ sở khi thành lập công ty vốn nước ngoài

Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch. Cụ thể, trụ sở chính của doanh nghiệp được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trụ sở của doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp là nơi:

+ Có gắn tên doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh, chi nhánh  (Điều 37 và điều 40)

+ Nơi lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp (Điều 11)

+ Là nơi mà ban kiểm soát tiếp cận tài liệu công ty khi có phát sinh (Điều 171)

Như vậy, bất kể là chủ thể nào, khi thành lập doanh nghiệp phải có địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam để đặt làm trụ sở giao dịch. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chưa được sở hữu bất động sản ở Việt Nam. Do đó, Nhà đầu tư nước ngoài dù thành lập doanh nghiệp theo hình thức nào đều phải xác định địa chỉ trụ sở với cơ quan nhà nước, chứng minh tính hợp pháp về trụ sở bằng việc cung cấp hợp đồng thuê trụ sở nộp kèm theo các thủ tục liên quan.

Dựa trên nhu cầu sử dụng không gian của nhà đầu tư. Có 2 hình thức để lựa chọn thuê văn phòng làm trụ sở cho doanh nghiệp:

+ Thuê văn phòng truyền thống

+ Thuê văn phòng ảo

Hồ sơ cần chuẩn bị trước khi đầu tư vốn để thành lập công ty vốn nước ngoài

Dưới đây là các hồ sơ mà nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị trong trường hợp kinh doanh các ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường phù hợp với pháp luật, các giấy tờ là bản sao y, có dấu hợp pháp hoá lãnh sự và được dịch công chứng sang tiếng Việt:

⇒ Đối với cá nhân:

  • Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư
  • Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê

⇒ Đối với tổ chức:

  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân
  • Chứng minh năng lực tài chính bằng 1 trong các giấy tờ sau: cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Hộ chiếu công chứng của người đại diện theo pháp luật của công ty tại nước ngoài
  • Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê
  • Hộ chiếu công chứng của giám đốc – người đại diện theo pháp luật công ty tại Việt Nam
  • Giải trình công nghệ nếu có

Các bước thành lập công ty có vốn nước ngoài

Để đáp ứng đủ điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài ở Việt Nam, nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:

⇒ Hình thức đầu tư trực tiếp:

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Xin cấp giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty (nếu có)

⇒ Hình thức đầu tư gián tiếp:

Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Xin cấp giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty (nếu có)

Bước 3: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (nếu có)

– Tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc các quyết định doanh nghiệp chịu sự điều phối của nhà đầu tư nước ngoài (vốn nhà đầu tư Việt Nam (trừ các tổ chức Việt Nam có vốn góp nước ngoài hơn 50%) nhỏ hơn 50% )

– Doanh nghiệp nhận vốn góp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Bước 4: Đăng ký thay đổi cổ đông, thành viên

* Lưu ý:

Đối với ngành nghề liên quan tới giáo dục và đào tạo, dù hình thức gián tiếp thì nhà đầu tư nước ngoài cũng phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư.

5 điểm lưu ý quan trọng sau khi thành lập công ty

1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được doanh nghiệp công bố thông tin.

2. Đăng ký tài khoản ngân hàng

Hiện nay, pháp luật chưa có yêu cầu về việc bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo điều 9 tại luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các giao dịch vượt quá 20 triệu đồng đều bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện giao dịch qua hình thức chuyển khoản của Ngân hàng, có đầy đủ hoá đơn chứng từ mới được đưa vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Cùng với khoản 2 điều 10 thông tư số 26/2015/TT-BTC để khấu trừ thuế giá trị gia tăng cần chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên. Như vậy việc mở tài khoản giúp doanh nghiệp giảm trừ doanh thu đóng thuế, tăng khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho các giao dịch trên 20 triệu đồng.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý doanh nghiệp của nhà nước đã tích hợp việc thanh toán các dịch vụ về bảo hiểm, thuế,… bằng hình thức trực tuyến qua tài khoản ngân hàng. Như vậy, Doanh nghiệp có tài khoản ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc thanh toán, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.

3. Đăng ký chữ ký số

Theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật doanh nghiệp, chữ ký số được công nhận là Dấu của doanh nghiệp. Chữ ký số được dùng trong các giao dịch điện tử và ký kết hợp đồng với các đối tác. Nhà nước đang tích hợp nhiều thủ tục sử dụng chữ ký số để dễ dàng xác thực chính xác thông tin công ty, nổi bật trong đó có các giao dịch về thuế được quy định tại thông tư 19/2021/TT-BTC.

Do đó, công ty bắt buộc đăng ký chữ ký số với các dịch vụ cung cấp chữ ký số được nhà nước cấp phép hoạt động.

Bạn có thể tham khảo bảng giá chữ ký số tại link dưới đây: Bảng giá thiết bị chữ ký số (token)

4. Phát hành hoá đơn

Khi thực hiện các giao dịch, việc phát sinh các chi phí và doanh thu là điều tất yếu của doanh nghiệp. Ghi nhận phát sinh về doanh thu, công ty cần chứng từ để báo cáo với nhà nước khi hoạch toán theo quý hoặc năm. Do vậy, công ty cần phải phát hành thông báo sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi phát sinh các giao dịch tài chính.

Bạn có thể tham khảo: Bảng giá hoá đơn điện tử

5. Sử dụng lao động

Đại đa phần nhà đầu tư sau khi thành lập doanh nghiệp đều có nhu cầu quản lý, điều hành doanh nghiệp, mong muốn lưu trú tại Việt Nam để dễ dàng thực hiện. Do đó, Nhà đầu tư phải xin giấy phép lao động (work permit) hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (miễn giấy phép lao động) để có thể làm việc hợp pháp tại công ty. Việc phải xin giấy phép lao động hay không phụ thuộc một phần vào vốn mà nhà đầu tư cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp. Chính vì thế, nhà đầu tư nước ngoài cần xác định chính xác vốn góp, đảm bảo năng lực tài chính để tối ưu hoá thời gian, giảm thủ tục khi tạm trú tại Việt Nam.

Trong trường hợp nhà đầu tư muốn sử dụng lao động nước ngoài cần làm thủ tục cấp giấy phép lao động (work permit) gửi cơ quan nhà nước để có thể sử dụng lao động đúng pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, công ty cần phải hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm cho người lao động phù hợp với pháp luật.

Xem thêm bài viết: Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH)

Nghĩa vụ của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

1. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư

Đối với các dự án đầu tư có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần làm thủ tục báo cáo tiến độ thực hiện dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.

⇒ Hình thức báo cáo:

+ Báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp thực hiện đăng ký tạo tài khoản để thực hiện báo cáo trực tuyến.

⇒ Thời điểm báo cáo:

+ Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo. Gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.

+ Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

2. Báo cáo tình hình hoạt động

⇒ Thuế suất:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) áp dụng đối với các công ty được quy định trong Luật thuế TNDN. Mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20%. Thuế suất thuế TNDN đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam là từ 32% đến 50% tùy theo từng địa bàn và điều kiện cụ thể của từng dự án. Thuế suất thuế TNDN đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác một số tài nguyên quý hiếm là 40% hoặc 50% tùy theo từng địa bàn.

Dựa trên ngành nghề, vốn, địa điểm đầu tư, …. Nhà nước có các ưu đãi khác nhau về thuế suất hỗ trợ các doanh nghiệp.

⇒ Báo cáo:

Các báo cáo phải nộp theo quý bao gồm:

+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

+ Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn quý (chưa phát hành hoá đơn thì không cần báo cáo).

Thời hạn nộp báo cáo là chậm nhất ngày 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.

3. Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Căn cứ tại điều 12 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thì doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Và định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Với những nội dung trên, Luật Bistax hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc nắm rõ các quy định, sẽ giúp nhà đầu tư có những lựa chọn sáng suốt và thiết thực nhất khi đầu tư vốn vào Việt Nam. Luật Bistax là một trong những đơn vị hàng đầu tại TP HCM tư vấn về lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Đến với dịch vụ của Luật Bistax, bạn sẽ được giải thích và tư vấn các hình thức phù hợp để đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro nhất có thể. Nếu bạn cần hỗ trợ, gọi ngay số hotline: 0777723283 để được tư vấn.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Quy Trình Các Bước Thành Lập Công Ty Vốn Nước Ngoài

5/5 - (1 bình chọn)

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang