Cập nhật lần cuối: 01/10/2024.
Dịch vụ khám, chữa bệnh nói chung hay hoạt động phòng khám tư nhân đa khoa, chuyên khoa nói riêng đều thuộc nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi đăng ký thành lập và hoạt động. Chính vì thế, việc mở phòng khám tư nhân nhìn chung phức tạp hơn so với các ngành nghề kinh doanh thông thường khác bởi ngành, nghề này đòi hỏi chuyên môn cao và trách nhiệm với sức khỏe, sinh mệnh của khách hàng. Trong bài viết này, Luật Bistax sẽ giúp quý khách định hướng thủ tục, quy trình giấy phép mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa từ khâu chuẩn bị – thực hiện – cho đến hoàn tất thủ tục này.
Tóm tắt nội dung
ToggleĐiều kiện cần đáp ứng khi mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa
Căn cứ Điều 42 Luật Khám, chữa bệnh 2009, để cơ sở khám, chữa bệnh được phép đi vào hoạt động hợp pháp cần đảm bảo có đầy đủ:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
- Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám, chữa bệnh tương ứng với hoạt động (hay còn gọi giấy phép con).
Như vậy, để mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa, cần tiến hành các thủ tục để có 2 loại giấy tờ như trên.
Tham khảo thêm:
Tài liệu cần cung cấp khi mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Giấy xác nhậ n quá trình công tác;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám (áp dụng đối với phòng khám trực thuộc công ty);
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Phạm vi dự kiến hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh;
- Hợp đồng thu gom rác thải y tế nguy hại;
- Hệ thống xử lý nước thải đối với những phòng khám chuyên khoa có sử dụng hệ thống nước trong quá trình khám chữa bệnh.
Thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa
Quy trình nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cho trường hợp thành lập doanh nghiệp hoặc Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng Kinh tế – Ủy ban nhân dân quận, huyện cho trường hợp thành lập hộ kinh doanh cá thể
Chuẩn bị các giấy tờ: CCCD/CMND hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của người đại diện theo pháp luật/chủ sở hữu/thành viên công ty/chủ hộ kinh doanh và các thành phần hồ sơ phù hợp với loại hình hoạt động dự định thành lập.
Thành lập công ty cần chuẩn bị gì
Bước 2: Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động.
Bước này được thực hiện tại Sở Y tế nơi đặt cơ sở khám, chữa bệnh. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ được ghi trên phiếu tiếp nhận, cơ sở kinh doanh sẽ được cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ sở kinh doanh sẽ nhận được phản hồi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
Dịch vụ xin giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân tại Luật Bistax
Thủ tục mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa có quy trình rõ ràng và không quá phức tạp. Tuy nhiên, việc mở phòng khám tư nhân trên thực tế vẫn thường gặp khó khăn do đòi hỏi nhiều giấy tờ, thời gian xử lý hồ sơ kéo dài nếu phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ nhiều lần. Vì thế nếu không có thời gian tự mình thực hiện, các cơ sở khám, chữa bệnh có thể liên hệ Luật Bistax để được tư vấn và thực hiện toàn bộ các thủ tục cần thiết để có giấy phép mở phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa.
Luật Bistax sẽ thực hiện hoàn tất quy trình từ tư vấn, giải đáp thắc mắc, soạn thảo hồ sơ, đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục tại cơ quan chức năng và theo dõi tiến độ hồ sơ cho đến khi phòng khám tư nhân đa khoa và chuyên khoa đi vào hoạt động.
Chi phí thành lập công ty trọn gói tại Luật Bistax
Tổng chi phí trọn gói cơ bản cho chi phí thành lập công ty: 1.499.000 vnđ.
Bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Khắc dấu tròn
- Đăng bố cáo
- Sổ điều lệ, sổ cổ đông
Thời gian hoàn tất: 03 ngày làm việc
Bảng giá dịch vụ trọn gói cơ bản trên đã bao gồm giá VAT và tất cả lệ phí nhà nước.
Chúng tôi không những đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước mà còn hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty vốn nước ngoài với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.
Hãy liên hệ ngày đến Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại TPHCM của Luật Bistax. Gọi ngay vào số hotline: 07777 23283 để được tư vấn và báo giá.
Tham khảo thêm:
- Mức nộp thuế môn bài mới nhất
- Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập
- Cách đặt tên công ty theo đúng quy định