Cập nhật lần cuối: 04/10/2024.
Với hơn 08 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn thành lập mở doanh nghiệp FDI. Luật Bistax và các đồng cộng sự chuyên viên đã và đang hỗ trợ đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác, đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khi lựa chọn Luật Bistax làm đơn vị tư vấn pháp lý mở doanh nghiệp FDI, mọi vấn đề liên quan, điều kiện, rủi ro đối với doanh nghiệp đều được Luật Bistax giải đáp tỉ mỉ, rõ ràng nhất.
Tóm tắt nội dung
ToggleĐiều kiện để mở doanh nghiệp FDI
Tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định rằng:
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Dựa vào quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 và khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì muốn trở thành một doanh nghiệp FDI thì cần phải thỏa điều kiện có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài để thành lập hoặc góp vốn.
Xem thêm: Cập nhật Điều kiện thành lập công ty FDI năm 2024
Thành lập doanh nghiệp FDI cần chuẩn bị những gì?
Nhà đầu tư nước ngoài cần xác định rõ trước những ưu nhược điểm khi đầu tư vào Việt Nam, các khoản thuế phải đóng, những ưu đãi dành cho doanh nghiệp FDI, cụ thể như sau:
♦ Xác định hình thức đầu tư:
Đầu tư trực tiếp (trực tiếp thành lập doanh nghiệp FDI ngay từ ban đầu), đầu tư gián tiếp (thành lập công ty vốn VN sau đó chuyển nhượng lại; hoặc góp vốn; mua cổ phần từ công ty khác).
Nhà đầu tư có thể tham khảo một số điểm khác nhau cơ bản của 2 hình thức trên trong bảng sau:
Tiêu chí | Hình thức đầu tư trực tiếp | Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp |
Địa chỉ | Phải có giấy tờ hợp pháp (có công chứng) chứng minh trụ sở công ty và địa điểm thực hiện dự án đầu tư như: Hợp đồng thuê nhà, thuê văn phòng. | Chỉ cần đáp ứng các điều kiện chung về địa chỉ trụ sở công ty. |
Vốn điều lệ | Phải chứng minh vốn đầu tư nước ngoài thông qua sao kê tài khoản ngân hàng. | Không yêu cầu giấy tờ chứng minh vốn. |
Năng lực kinh nghiệm | Một số ngành nghề yêu cầu phải có năng lực kinh nghiệm. | Không xét về năng lực kinh nghiệm. |
Kết quả | Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. | Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. |
=> Theo kinh nghiệm của Luật Bistax: Mở doanh nghiệp FDI theo hình thức đầu tư trực tiếp sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí của nhà đầu tư hơn. Còn thành lập theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của một doanh nghiệp vốn Việt Nam thì thủ tục đơn giản và tiết kiệm thời gian, chi phí.
♦ Xác định lĩnh vực kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh, các hạn chế và điều kiện đáp ứng kinh doanh (phải xác định rõ ngành nghề có bị hạn chế đầu tư tại Việt Nam, những ngành nghề có yêu cầu vốn đầu tư tối thiểu).
♦ Lựa chọn mô hình công ty:
Dựa trên số lượng nhà đầu tư, hình thức đầu tư để xác định loại hình doanh nghiệp theo quy định.
♦ Ưu đãi đầu tư:
Các chính sách được ưu đãi về các loại thuế, điều kiện miễn giảm tiền thuê đất…
♦ Mức thuế quy định:
Được dựa trên những lĩnh vực đầu tư, Luật Bistax sẽ tư vấn cho bạn về các mức thuế quy định hiện nay đối với Công ty FDI.
♦ Về năng lực tài chính khi tiến hành thủ tục
- Nhà đầu tư nước ngoài phải chứng minh được năng lực tài chính khi thành lập công ty. Việc chứng minh này thể hiện qua sao kê tài khoản ngân hàng tại nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự) hoặc tại Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần lưu ý thực hiện tiến độ góp vốn đúng theo giấy chứng nhận đầu tư để tránh vấn đề bị phạt hành chính.
♦ Góp vốn, chuyển lợi nhuận:
Tư vấn các quy định về góp vốn đối với thành lập doanh nghiệp FDI, điều kiện chuyển lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
=> Khi sử dụng dịch vụ mở doanh nghiệp FDI tại Luật Bistax, khách hàng sẽ được chuyên viên của chúng tôi tư vấn rất kỹ về những lưu ý nêu ở trên.
Hồ sơ để thành lập doanh nghiệp FDI
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần chuẩn bị những hồ sơ sau cho Luật Bistax, việc còn lại chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng soạn thảo và chuẩn bị sẵn.
Hình thức đầu tư trực tiếp
* Đối với Nhà đầu tư là tổ chức (công ty nước ngoài):
- Bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
- Bản sao Passport hoặc CMND/CCCD của người đại diện tổ chức;
- Hợp đồng thuê văn phòng/nhà xưởng hoặc biên bản ghi nhớ đã được thuê;
- Báo cáo tài chính (có kiểm toán) 02 năm gần nhất, hoặc tài liệu chứng minh không nợ thuế hoặc tài liệu khác chứng minh Nhà đầu tư có năng lực đầu tư tại Việt Nam. (Lưu ý: Trường hợp công ty nước ngoài mới được thành lập, có thể thay thế bằng sao kê ngân hàng).
Ghi chú: Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải có dấu của Bộ ngoại giao, được chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt theo quy định.
* Đối với Nhà đầu tư là cá nhân (người nước ngoài):
- Bản sao Passport của Nhà đầu tư;
- Hợp đồng thuê văn phòng/nhà xưởng hoặc biên bản ghi nhớ đã được thuê;
- Sao kê số dư ngân hàng (Lưu ý: Sao kê số dư tối thiểu phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam).
Hình thức đầu tư gián tiếp
Hình thức này, được nói đến phương án Nhà đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần trong công ty vốn Việt Nam. Hoặc công ty vốn nước ngoài đã được đầu tư bằng hình thức này, sau đó được Nhà đầu tư khác mua lại.
HỒ SƠ YÊU CẦU:
⇒ Đối với tổ chức (công ty nước ngoài):
- Bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
- Bản sao Passport hoặc CMND/CCCD của người đại diện tổ chức.
- DS thành viên/cổ đông
- Điều lệ công ty Việt Nam
- Biên bản họp v/v chuyển nhượng cổ phần, vốn góp
- Quyết định v/v chuyển nhượng cổ phần, vốn góp
- Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý
⇒ Đối với cá nhân (người nước ngoài):
- Bản sao Passport của Nhà đầu tư.
Quy trình mở doanh nghiệp FDI
* Quy trình mở doanh nghiệp FDI theo Hình thức đầu tư trực tiếp
Nhà đầu tư phải thực hiện hai bước sau:
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tưHồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư gồm có:
|
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpHồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài gồm có:
|
* Quy trình mở doanh nghiệp FDI theo Hình thức đầu tư gián tiếp
Bước 1: Thực hiện đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam.Thành phần hồ sơ xin văn bản đủ điều kiện góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần gồm có:
|
Bước 2: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm có:
|
Dịch vụ tư vấn mở doanh nghiệp FDI tại Luật Bistax
Mọi yêu cầu trên đều được đội ngũ Luật sư Bistax của chúng tôi giải đáp tỉ mỉ, rõ ràng. Quy trình thực hiện thủ tục sẽ được thông báo và cập nhật cho Nhà đầu tư theo từng giai đoạn cụ thể. Bạn cần tư vấn thành lập doanh nghiệp fdi. Hãy gọi vào số hotline: 07777 23283 hoặc để lại bình luận vào ô bên dưới để được tư vấn ngay!
Quy trình thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp FDI tại Luật Bistax bao gồm:
Kết quả bàn giao tận nơi cho khách hàng gồm:
Khách hàng chỉ cần chuẩn bị các hồ sơ đơn giản, mọi thủ tục còn lại sẽ do Luật Bistax thay mặt khách hàng thực hiện:
Mọi chi phí đều được minh bạch, rõ ràng và được xuất hóa đơn GTGT đầy đủ.
Xem thêm: Công ty nước ngoài cần lưu ý gì sau khi đi vào hoạt động