Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng 08:00 – 11h30 AM, Chiều: 13h00 – 17:00 PM
Bistax

Quy định về Thời hạn làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam

Cập nhật lần cuối: 25/09/2024.

Khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, thì người nước ngoài cần hiểu rõ qui định về thời hạn của từng loại visa nhập cảnh, để từ đó nắm được thời gian làm việc của mình tại Việt Nam. Và phụ thuộc vào thời hạn làm việc của người nước ngoài mà sẽ có những qui định về hồ sơ giấy tờ khác nhau. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây.

Thời hạn của visa làm việc tại Việt Nam

Thời hạn của visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được ghi rõ trên visa hoặc trên con dấu lưu trú được đóng bởi sân bay, Đại sứ quán/Lãnh sự quán hoặc của Cơ quan xuất nhập cảnh trung ương và địa phương. Visa làm việc tại Việt Nam bao gồm các loại visa như sau:

  • Visa ĐT – (Được phân thành ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4) Có thời hạn tối đa là 1 năm (12 tháng) được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
  • Visa DN – (Được chia thành DN1, DN2) Có thời hạn thông thường là 3 tháng (90 ngày). Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, Người ngoại quốc chào chán dịch vụ, thực hiện các hoạt động theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Visa LĐ – (Bao gồm LĐ1, LĐ2) Có thời hạn tối đa 1 năm (24 tháng) hoặc 2 năm đối với với xin thẻ tạm trú. Được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động, hay xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Như vậy, đối với trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới 3 tháng thì có được không? Cần xin loại visa nào? Mời bạn theo dõi tiếp nội dung sau đây.

Quy định về người nước ngoài làm việc dưới 3 tháng tại Việt Nam

Thời hạn làm việc của người nước ngoài
Thời hạn làm việc của người nước ngoài

Tại điểm e, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định người lao động nước ngoài: “Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm” thì thuộc    trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Tại Điều 9 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thời gian cộng dồn trong 1 năm:

“Thời gian cộng dồn trong 1 năm được hiểu là trong thời gian đủ 12 tháng liên tục và được tính kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.”

Căn cứ quy định nêu trên thì đối với trường hợp người nước ngoài vào làm việc Việt Nam dưới 3 tháng trong 01 năm kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên Công ty phải thực hiện thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người lao động nêu trên vào làm việc.

Ở thời điểm hiện tại, đối với người nước ngoài vào làm việc dưới 3 tháng để công tác/ thương mại/ Doanh nghiệp có công ty bảo lãnh có thể xin visa DN, visa LD nếu có chấp thuận sử dụng lao động do Sở lao động thương binh và xã hội cấp.

Quy định chung về Thời hạn làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam

Thời hạn làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam được qui định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định thời hạn của giấy phép lao động như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

  1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
  2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
  3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
  8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
  9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Như vậy, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn hợp đồng lao động của người nước ngoài. Do đó, khi hợp đồng lao động của người nước ngoài hết thời hạn thì giấy phép lao động đã được cấp cũng sẽ hết hạn theo.

Các giấy tờ để người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Sau khi nắm rõ về thời hạn làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam, thì doanh nghiệp tuyển dụng và người nước ngoài cần lưu ý các giấy tờ hợp lệ để người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Người nước ngoài cần lưu ý các giấy tờ sau:

  • Thời hạn của hộ chiếu
  • Thời hạn của visa nhập cảnh hay thời hạn của thẻ tạm trú
  • Thời gian của giấy phép lao động
  • Thời gian của ký kết hợp đồng

Thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Để người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì Công ty tuyển dụng có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với vị trí công việc đó, đồng thời có báo cáo giải trình với Chủ tịch UBND thành phố. Khi có văn bản chấp thuận của Chủ tịch UBND, công ty mới được phép sử dụng lao động nước ngoài.

Thứ hai, Sau khi được sự đồng ý của Chủ tịch UBND, công ty thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động đối với những người lao động nước ngoài mà công ty dự kiến sử dụng. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động phải có đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

Để hiểu rõ chi tiết về thủ tục này, mời bạn tham khảo nội dung chi tiết ở link bài viết dưới đây:

Xem thêm: Hướng dẫn làm Thủ tục xin work permit cho người nước ngoài

Trên đây, là một số thông tin giải đáp thắc mắc về thời hạn làm việc của người nước ngoài. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc cần giải đáp về các giấy tờ cho người nước ngoài tại Việt Nam, đừng ngần ngại hãy gọi ngay số hotline 0777723283 hoặc các kênh hỗ trợ CSKH trên website của chúng tôi.

Tham khảo thêm:
Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn

Các thủ tục liên quan

hotline tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu báo giá


Tổng đài CSKH:

(028) 3510 1088 – 07777 23283


English Speaking Consultant

0938 336 885

Giấy phép lao động
Thẻ tạm trú – Visa nhập cảnh

0903 784 789

Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu – Hải Quan

0937 078907

Tư vấn Thành lập công ty

0903 784 789

Dịch vụ kế toán – Thuế

0938 336 885

 

Bạn cần tư vấn? Hãy viết nội dung vào bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay!






    Tư vấn giấy tờ pháp lý doanh nghiệp:

    Tư vấn giấy tờ cho người nước ngoài:

    Tư vấn các dịch vụ khác:


    Để lại một bình luận

    Lên đầu trang