Cập nhật lần cuối: 19/07/2024.
Xác định đúng vị trí công việc của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam rất quan trọng trong việc chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động và phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật Bistax chia sẽ nội dung về các vị trí công việc và phân biệt chức danh công việc và vị trí công việc của người nước ngoài.
Tóm tắt nội dung
ToggleCác vị trí công việc của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng lao động quốc tịch nước ngoài vào làm việc với vị trí mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu, bao gồm 4 vị trí sau đây:
1. Nhà quản lý (Manager)
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, vị trí nhà quản lý được hiểu là người quản lý doanh nghiệp, bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
+ Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Các cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty;
+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
2. Giám đốc điều hành (Excutive)
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, vị trí giám đốc điều hành được hiểu là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Chi nhánh, VPĐD, ĐDKD).
3. Chuyên gia (Expert)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được hiểu vị trí chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
+ Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Lao động kỹ thuật (Technical worker)
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, vị trí lao động kỹ thuật được hiểu là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp tuyển dụng cần xác định đúng vị trí công việc của người nước ngoài để chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động cho phù hợp, tránh trường hợp phải thay đổi vị trí nhiều lần gây tốn kém và mất thời gian.
Các chức danh phù hợp với vị trí của người nước ngoài
Chức danh công việc của người nước ngoài là do doanh nghiệp tự đặt, không có qui định bắt buộc cụ thể. Tuy nhiên, trong phần soạn tờ khai xin giấy phép lao động sẽ có phần điền chức danh công việc. Doanh nghiệp cần lưu ý điền đúng chức danh công việc phù hợp với vị trí, tương thích với bằng cấp và kinh nghiệm của người nước ngoài.
Một số chức danh phù hợp với vị trí của người nước ngoài khi làm hồ sơ giấy phép lao động
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, tuỳ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề mà sẽ có cách đặt chức danh phù hợp như:
Lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ:
– Chuyên gia – Giám đốc điều hành
– Chuyên gia – Giám đốc marketing
– Chuyên gia- Giám đốc kinh doanh
– Chuyên gia – Giám đốc bán hàng
– Chuyên gia – Trưởng phòng kinh doanh
– Chuyên gia – Trưởng Phòng….
Lĩnh vực sản xuất:
– Chuyên gia – Giám đốc sản xuất
– Chuyên gia – Giám đốc nhà máy
– Chuyên gia – Giám đốc kỹ thuật
– Chuyên gia – Quản lý phân xưởng
– Chuyên gia – Trưởng phòng sản xuất
– Chuyên gia- Trưởng phòng kỹ thuật
Hoặc một số chức danh cụ thể:
– Chuyên gia kỹ thuật cơ điện
– Quản lý dịch vụ sân bay
– Quản lý dự án xây dựng
– Quản lý kinh doanh
– Chuyên gia công nghệ thông tin
– Quản lý nhà hàng
– Giáo viên tiếng Anh
– Giáo viên tiếng mầm non
– Chuyên gia kinh doanh
– Chuyên gia nghiên cứu thị trường
Vị trí của người nước ngoài có thể thay đổi khi giấy phép lao động còn thời hạn hay không?
Khi có sự thay đổi vị trí công việc của người nước ngoài, thì hợp đồng lao động sẽ phải thay đổi theo, thì lúc này hợp đồng đã không còn đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp. Cho nên khi có sự thay đổi vị trí công việc thì giấy phép lao động của người nước ngoài đã cấp cũng sẽ hết hiệu lực.
Tuy không có quy định trực tiếp về việc cấp lại giấy phép lao động mới khi có sự thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc trong giấy phép lao động đã cấp. Nhưng như đã phân tích ở trên thì lúc này giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
Như vậy, việc người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì phải xin cấp giấy phép lao động mới (do giấy phép cũ đã hết hiệu lực).
Xem thêm: Cách làm work permit cho người nước ngoài [Đúng & Chuẩn 2023]
Dịch vụ hỗ trợ làm giấy phép lao động phù hợp với vị trí của người nước ngoài
Với kinh nghiệm hơn 7 năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn làm giấy phép lao động phù hợp với vị trí của người nước ngoài. Việc chuẩn bị hồ sơ và thẩm định hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyên viên của chúng tôi tư vấn cặn kẽ, tránh sai xót nhất có thể.
Để biết thêm thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc về vị trí công việc của người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam thế nào cho hợp lệ, cũng như thủ tục Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài phù hợp vị trí làm việc. Gọi ngay các kênh hỗ trợ tư vấn trên website của chúng tôi. Chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn miễn phí.
Tham khảo thêm:
Tư Vấn Giấy Phép Lao Động – Giúp Gỡ Vướng Cho Doanh Nghiệp
Hướng Dẫn Xin giấy phép lao động ở TPHCM Năm 2023
Hướng Dẫn Xin Giấy Phép Lao Động Cho Trưởng Phòng Sản Xuất
Hướng dẫn Thủ tục làm work permit cho giám đốc điều hành
Hướng dẫn Xin giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài