Cập nhật lần cuối: 17/05/2024.
Người nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm đến là bởi nước ta có nhiều tiềm năng với nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn và là quốc gia hiện đang tham gia các hiệp định song phương, đa phương cho phép đầu tư bằng nguồn vốn FDI. Vậy, khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, người nước ngoài đứng tên công ty có được không? Và việc đứng tên công ty nếu được sẽ dưới vai trò, vị trí như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Bistax sẽ làm rõ một số nội dung về việc người nước ngoài đứng tên công ty và xác định người nước ngoài có được đứng tên công ty tại Việt Nam hay không?
Xem thêm:
>> TOP 10 Văn Phòng Chia Sẻ Tại TPHCM Giá Rẻ – Được Đánh Giá Cao
>> Các chi phí mở công ty vốn nước ngoài
Tóm tắt nội dung
ToggleNgười nước ngoài đứng tên công ty tại Việt Nam được không?
Theo quy định tại Điều 5 Luật đầu tư 2020 về chính sách đầu tư kinh doanh thì: “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
Nhà đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2020 là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, trong đó bao gồm: nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cũng theo quy định của Luật đầu tư 2020: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đối với các ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký. Song song với các quy định của Luật đầu tư 2020, Luật doanh nghiệp 2020 cũng có các quy định về việc thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài đối với nhà đầu tư là cá nhân ngước ngoài giữ vị trí, chức danh: thành viên công ty, cổ đông công ty, người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty. Tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 cũng nêu rõ: “Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.”
Tóm lại, người nước ngoài đứng tên công ty tại Việt Nam là hoàn toàn có thể. Người nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đứng tên công ty với vị trí, chức danh phù hợp với hình thức đầu tư, loại hình doanh nghiệp mà người nước ngoài đăng ký.
Xem thêm: Điều kiện Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam
Thủ tục để người nước ngoài đứng tên công ty tại Việt Nam
Tại Việt Nam, người nước ngoài đứng tên công ty dưới nhiều vị trí như thành viên góp vốn, cổ đông công ty, chủ sở hữu. Dù người nước ngoài lựa chọn vị trí nào cũng đều phải thực hiện các thủ tục về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp tương tự như nhau. Hiện nay, người nước ngoài đứng tên công ty có thể lựa việc đầu tư theo hướng trực tiếp (thành lập dự án đầu tư) hoặc đầu tư theo hướng gián tiếp (đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp).
Thứ nhất, thành lập mới dự án đầu tư
Bước 1: Thủ tục đăng ký mới dự án đầu tư (đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực của nhà đầu tư;
- Đề xuất thực hiện dự án đầu tư;
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng;
- Bản thuyết minh năng lực tài chính;
- Hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án;
Thủ tục này được thực hiện tại Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt địa điểm thực hiện dự án. Thời gian thực hiện tùy theo mục tiêu, quy mô dự án mà nhà đầu tư đăng ký.
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp (thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bước 1, nhà đầu tư chuẩn bị một số hồ sơ sau và nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Trong thời hạn 3 – 5 ngày làm việc, nhà đầu tư sẽ nhận được phản hồi của Phòng Đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ ngay lần đầu. Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi bằng văn bản, nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại thông báo cho đến khi hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Danh sách cổ đông sáng lập/Danh sách thành viên;
- Bản sao công chứng hộ chiếu/CCCD/CMND của thành viên/cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật.
Thứ hai, đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp (100% vốn Việt Nam dưới tên của đối tác)
Nhà đầu tư tiến hành thực hiện tương tự như Bước 2 ở mục trên. Tuy nhiên, phần vốn góp là 100% vốn Việt Nam.
Bước 2: Thủ tục đăng ký góp vốn/mua cổ phần/mua lại phần vốn góp
Thủ tục trên được thực hiện tại Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thời gian thực hiện 7 – 10 ngày làm việc. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/mua lại phần vốn góp;
- Biên bản thỏa thuận nguyên tắc;
- Bản sao công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư;
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục.
Kết quả của thủ tục này là Thông báo chấp thuận về việc góp vốn/mua cổ phần/mua lại phần vốn góp. Với thông báo này, nhà đầu tư được phép mua lại phần vốn góp tại doanh nghiệp được thành lập tại Bước 1.
Bước 3: Thủ tục thay đổi thành viên
Bước 3 được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh, mục đích của Bước này để chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên Việt Nam sang nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời phần vốn góp Việt Nam được chuyển nhượng trở thành vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư tham gia thành lập công ty với tư cách thành viên góp vốn.
Điều kiện để người nước ngoài đứng tên công ty tại Việt Nam
- Người nước ngoài là công dân hợp pháp của nước mà mình mang quốc tịch, có đầy đủ giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân như hộ chiếu hoặc giấy tờ pháp lý cá nhân khác còn hiệu lực;
- Trường hợp người nước ngoài đứng tên công ty theo hướng đầu tư trực tiếp thông qua dự án đầu tư thì phải chứng minh được năng lực tài chính bằng xác nhận số dư tài khoản;
- Đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, người nước ngoài đứng tên công ty phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định;
- Việc thực hiện các hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động cũng như thủ tục liên quan phải đáp ứng các điều kiện theo Luật Đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các điều kiện khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Dịch vụ tư vấn cho người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam
Để có thể thành lập công ty vốn nước ngoài do người nước ngoài đứng tên công ty, thì thủ tục để thực hiện vẫn còn gây nhiều khó khăn và mất thời gian cho các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty Luật Bistax là đơn vị chuyên tư vấn hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý thành lập công ty vốn nước ngoài, chúng tôi có chuyên viên tư vấn có trình độ ngoại ngữ tốt, hiểu rõ Luật sẽ giúp cho các nhà đầu tư nắm rõ các qui định về điều kiện đứng tên công ty.
Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ các giấy tờ cho người nước ngoài có thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam như giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa đầu tư, visa doanh nghiệp…
Hãy liên hệ ngay đến số hotline 07777 23283 để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo thêm:
>> Thủ tục Thành lập công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ nhà hàng
>> Dịch vụ gia hạn văn phòng đại diện nước ngoài
>> Thành lập công ty chế biến thực phẩm có vốn nước ngoài cần lưu ý gì
>> Các Vị trí công việc của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
>> Cách xin Giấy phép lao động cho quản lý khách sạn nhà hàng