Cập nhật lần cuối: 12/07/2024.
Nếu người nước ngoài đến Việt Nam làm việc trên 3 tháng, khi được công ty bảo lãnh ký kết hợp đồng dài hạn thì phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Sẽ có trường hợp trong khi làm giấy phép lao động thì visa sắp hết hạn. Như vậy, doanh nghiệp và người nước ngoài nên làm gì nếu visa hết hạn khi đang làm giấy phép lao động?
Tóm tắt nội dung
ToggleThời gian của visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hợp pháp nếu không có giấy phép lao động thì sẽ xin visa doanh nghiệp (Visa DN1, Visa DN2) hoặc visa đầu tư (Visa ĐT).
Loại visa doanh nghiệp cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo qui định thì tối đa là 1 năm, nhưng thực tế chỉ được cấp 3 tháng.
Khi người nước ngoài muốn được tạm trú lâu hơn thì cần phải xin giấy phép lao động để được xin thẻ tạm trú có thời hạn 2 năm.
Nên làm gì nếu Visa hết hạn khi đang làm giấy phép lao động
Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh.
Việc ở lại Việt Nam quá hạn visa là trách nhiệm cá nhân người nước ngoài vì không tuân thủ đúng quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Vì vậy, người nước ngoài buộc phải chịu trách nhiệm đối với vi phạm của mình.
Trong trường hợp này, bạn có thể nộp đơn lên Cục quản lý Xuất nhập cảnh xin gia hạn visa từ 1-3 tháng. Hoặc xuất cảnh rồi nhập cảnh lại tại cửa khẩu Mộc Bài để được dán visa mới.
Thông thường thì giải pháp xin visa LĐ (lao động) mới tại Cửa khẩu Mộc Bài sẽ giúp người nước ngoài ở lại lâu dài hơn. Và đây là giải pháp tiết kiệm, có lợi hơn rất nhiều so với việc phải xuất cảnh về nước và nhập cảnh trở lại qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Lưu ý: chỉ được gia hạn visa nếu người nước ngoài sở hữu gốc visa DN1 (visa doanh nghiệp), visa LĐ2 (visa lao động) của cùng công ty bảo lãnh xin giấy phép lao động mới.
Hồ sơ để xin gia hạn visa để chờ ra giấy phép lao động
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2016/TT-BNG, người sử dụng lao động nước ngoài tiến hành thủ tục gia hạn Visa để chờ ra giấy phép lao động như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
– Văn bản đề nghị cấp thị thực và gia hạn tạm trú, trong đó nêu rõ: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, ngày cấp – hết hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ, mục đích nhập cảnh, thời hạn đề nghị gia hạn tạm trú và nhu cầu được cấp thị thực mới của người nước ngoài.
– Hộ chiếu của người nước ngoài (còn giá trị sử dụng trên 30 ngày so với thời gian xin gia hạn tạm trú) và Visa đang sử dụng cần được gia hạn.
– Tờ khai đề nghị cấp thị thực, đề nghị gia hạn tạm trú (theo mẫu NA5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA), có xác nhận và dấu của cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài.
– Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận miễn giấy phép lao động.
– Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam
Nơi nộp hồ sơ
Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM xem xét gia hạn tạm trú và cấp thị thực mới cho người lao động nước ngoài.
Lưu ý: Thời hạn tạm trú được gia hạn và thời hạn thị thực mới được cấp phù hợp với mục đích nhập cảnh và đề nghị của người sử dụng lao động nước ngoài và có thời hạn không quá 12 tháng, ngắn hơn thời hạn hộ chiếu của người lao động nước ngoài ít nhất 30 ngày.
Cách xin visa ở cửa khẩu Mộc Bài cho người nước ngoài
Bước 1: Xin được công văn nhập cảnh Việt Nam (nhận visa ở khẩu Mộc Bài)
Hồ sơ gồm:
- Số hộ chiếu hoặc bản scan màu mặt hộ chiếu.
- Nộp đơn nhập cảnh cho người nước ngoài theo mẫu NA2 online có mã vạch.
- Mẫu Na16
- Giấy giới thiệu
- Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty
- 2 Hình thẻ 4cm×6cm nền trắng, không đeo kính
- Giấy cam kết….(tùy trường hợp)
Bước 2: Xuất cảnh và nhập cảnh lại để được dán visa tại Cửa khẩu Mộc Bài
Bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tiền mua vé xe khách hoặc taxi từ TPHCM đi Mộc Bài, Tây Ninh.
Bước 3: làm thủ tục xuất cảnh khỏi Việt Nam
Tại cửa khẩu Mộc Bài, bạn đưa hộ chiếu (passport) và visa còn hạn cho công an cửa khẩu để làm thủ tục
Bước 4: Làm thủ tục nhập cảnh vào Campuchia và xuất cảnh khỏi Campuchia
Khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, bạn đi bộ 100m đến cửa khẩu Bavet của Campuchia để làm thủ tục nhập cảnh, sau đó làm thủ tục xuất cảnh khỏi cửa khẩu Bavet. Tổng thời gian dự kiến làm thủ tục mất khoảng 10phút/1 người. Phí dán visa Campuchia khoảng 35 USD. (phí này sẽ thay đổi tùy từng thời điểm)
Bước 5: Làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam
Hoàn tất thủ tục xuất cảnh khỏi cửa khẩu Bavet, thì bạn quay lại làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam, xuất trình giấy tờ để được dán visa vào hộ chiếu tại cửa khẩu Mộc Bài. Thời gian dự kiến mất khoảng 15 phút/1 người. Phí dán visa Việt Nam từ 25 USD đến 135 USD phụ thuộc vào thời hạn thị thực mà bạn xin và sẽ thay đổi tùy thời điểm.
Mức phạt khi quá hạn visa tại Việt Nam
Khi visa đã hết thời hạn lưu trú mà người nước ngoài vẫn còn ở Việt Nam thì sẽ bị coi là lưu trú quá hạn. Theo quy định của cục quản lý xuât nhập cảnh những trường hợp đó muốn gia hạn visa, xin cấp mới hoặc xuất cảnh rời Việt Nam trước tiên phải nộp phạt tại cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, hoặc tại cục quản lý xuất nhập cảnh tỉnh/ thành phố người nước ngoài đó đang sinh sống.
Mức phạt do quá hạn visa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và tính theo ngày trễ hạn:
– Trễ từ 1 đến 15 ngày: điểm b, khoản 2 điều 18 phạt từ 500.000 đến 2.000.000 Đ.
– Trễ từ 16 đến 29 ngày: điểm b, khoản 2 điều 18 phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 Đ.
– Trễ từ 30 đến 59 ngày: điểm b, khoản 2 điều 18 phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 Đ.
– Trễ từ 60 đến 89 ngày: điểm b, khoản 2 điều 18 phạt từ 10.000.000 đến 15.000.000 Đ.
– Trễ từ 90 ngày trở lên: điểm b, khoản 2 điều 18 phạt từ 15.000.000 đến 20.000.000 Đ
Video hướng dẫn cách điền mẫu NA2 online xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài
Như vậy, chúng ta sẽ có 2 cách để kéo dài thời gian cho người nước ngoài khi visa hết hạn trong lúc đang chờ làm giấy phép lao động. Tuỳ theo nhu cầu và mục đích của doanh nghiệp và người nước ngoài, để chọn lựa ra cách phù hợp nhất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc có thêm câu hỏi nào về giấy tờ cho người nước ngoài, hãy để lại nội dung vào phần bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ qua các kênh hỗ trợ trên website của chúng tôi.
Tham khảo thêm:
⇒ Hướng Dẫn Xin Giấy Phép Lao Động Cho Trưởng Phòng Sản Xuất
⇒ Cách xin Giấy phép lao động cho quản lý khách sạn nhà hàng
⇒ Hướng dẫn Thủ tục làm work permit cho giám đốc điều hành
⇒ Cách xin giấy phép lao động cho chuyên gia kinh doanh