Cập nhật lần cuối: 04/04/2023.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, do vậy, nhà nước rất chú trọng vào việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn đầu tư vào công ty Việt Nam, tuy nhiên, Nhà nước cũng đặt ra khá nhiều hạn chế cho hình thức đầu tư này. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam là như thế nào? và thủ tục ra sao?
Tóm tắt nội dung
ToggleNhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam theo hình thức nào?
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào công ty thành lập hợp pháp tại Việt Nam theo các hình thức:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 25 Luật đầu tư.
– Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
+ Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
+ Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp nêu trên.
Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam:
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam bằng cách nhận chuyển nhượng vốn/cổ phần từ thành viên hiện hữu, hoặc góp thêm vốn vào công ty. Với tất cả các hình thức đầu tư, nhà đầu tư phải tuân thủ những quy định, điều kiện đáp ứng để thực hiện thủ tục góp vốn như sau:
- Phạm vi kinh doanh của công ty khi nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định pháp luật.
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
- Hoạt động đầu tư nói trên phù hợp với cam kết của Việt Nam với Quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.
Lưu ý trước khi thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế; và
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Thủ tục để Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Bước 1: Đăng ký góp vốn dành cho Nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này).
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.
Cơ quan tiếp nhận: Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông/thành viên góp vốn
Tùy từng trường hợp, Nhà đầu tư góp vốn vào Công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên hoặc Công ty cổ phần sẽ có những thành phần hồ sơ khác nhau. Nhà đầu tư vui lòng tham khảo biểu mẫu, hồ sơ cần chuẩn bị theo các Điều 42, 44, 45, 46, 52, 54 tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
Xem thêm: Chi tiết Thủ tục thay đổi thành viên góp vốn
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
Cơ quan tiếp nhận: Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Dịch vụ tư vấn thủ tục nhà đầu nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam
Trên đây là các trình tự thực hiện thủ tục cho Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty tại Việt Nam. Có thể thấy rằng, việc thực hiện thủ tục này cũng còn khá phức tạp, và gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc không có kinh nghiệm thực hiện sẽ gây mất nhiều thời gian và thủ tục sẽ không được chấp nhận. Để tránh mất thời gian, Nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư tại Luật Bistax để được hỗ trợ mọi vấn đề.
Để được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết pháp lý về thủ tục để nhà đầu tư góp vốn vào công ty Việt Nam, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 07777 23283.
Tham khảo thêm:
- Cập nhật thủ tục thay đổi vốn đầu tư công ty nước ngoài
- Tư vấn giải trình tăng vốn đầu tư một cách tốt nhất
- Thủ tục gia hạn thời gian góp vốn công ty nước ngoài
- Thủ tục thay đổi địa điểm dự án đầu tư