Cập nhật lần cuối: 23/09/2024.
“Phi thương bất phú” đây là câu nói mà xưa nay ông bà ta thường hay nói về vấn đề làm kinh doanh, hiện nay để thực hiện hoạt động kinh doanh thì nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Thành lập doanh nghiệp là thủ tục đầu tiên để thương nhân bước chân gia nhập thị trường, đánh dấu cho một sự khai sinh của chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh về mặt pháp lý và được Nhà nước ta ghi nhận đảm bảo quyền và nghĩa vụ. Vậy thủ tục thành lập công ty cần chuẩn bị gì, khách hàng có thể tham khảo bài viết từ Luật Bistax.
Tóm tắt nội dung
ToggleCác nội dung lưu ý khi thành lập công ty cần chuẩn bị
Với kinh nghiệm từng là người đã trải qua cảm giác hoang mang, lo lắng khi bắt đầu muốn kinh doanh vào lĩnh vực này. Nên Luật Bistax rất thấu hiểu được những khó khăn cho những ai mới bắt đầu. Để có thể hoạt động một cách suông sẻ, vạn sự khởi đầu nang, doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo các nội dung dưới đây trước khi thành lập công ty.
1. Xác định loại hình doanh nghiệp
Các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp để thực hiện hoạt động kinh doanh, hiện tại theo Luật doanh nghiệp năm 2020 có 4 loại hình doanh nghiệp như:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên;
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp danh;
– Doanh nghiệp tư nhân;
Đây là 4 loại hình cơ bản và phổ biến ở Việt Nam.
>> Xem thêm: So sánh các loại hình doanh nghiệp
2. Điều kiện về chủ thể doanh nghiệp
Là những tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, tuy nhiên, một số chủ thể đặc biệt sẽ không có quyền thành lập doanh nghiệp được khái quát thành ba nhóm đối tượng cơ bản:
- Nhóm đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước.
- Nhóm đối tượng có hành vi năng lực dân sự hạn chế: Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Nhóm đối tượng đang gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra bao gồm: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
>> Xem thêm: Công ty được đăng ký tối đa bao nhiêu người đại diện pháp luật
3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Hiện nay, trong các quy định của pháp luật về doanh nghiệp có ba loại hình ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi phải thỏa mãn thêm một số điều kiện đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là: các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định và các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo an toàn trong khi hoạt động, pháp luật quy định chủ thể muốn kinh doanh ngành nghề đó phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện nhất định. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định: Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, đòi hỏi phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định (vốn tối thiểu) được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành và nghị định của Chính phủ
- Ngành nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề:
- Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.
- Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
- Ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
>> Xem thêm: Cách ghi mã ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
4. Điều kiện về vốn
“Vốn” là một khái niệm khi bất cứ nhà đầu tư kinh doanh nào muốn khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp đều phải băn khoăn suy nghĩ đến. Tùy vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập và tài chính của chủ đầu thì vốn góp vào sẽ lớn hay nhỏ. Việc xác định mức vốn góp vào còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Hiện nay, khi các chủ đầu tư thành lập doanh nghiệp muốn xác định nguồn vốn góp vào và nắm rõ bản chất của nguồn vốn thì vốn được phân loại thành nhiều loại vốn khác nhau như:
4.1.Vốn điều lệ:
Những nhà đầu tư cùng góp vốn vào thành lập công ty thì phần vốn đó được ghi vào điều lệ công ty gọi là vốn điều lệ.
Có thể hiểu đơn giản khi thành lập công ty, các thành viên hay cổ đông công ty sẽ cam kết góp vào tài sản hoặc giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua vào công ty và ghi vào điều lệ tạo thành vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ là một trong các loại vốn không chịu nhiều ràng buộc từ pháp luật, nhà đầu tư có thể tự do đăng ký vốn điều lệ của mình sao cho phù hợp với doanh nghiệp nhưng nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ thì vốn điều lệ phải ít nhất bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định hay vốn ký quỹ. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà trách nhiệm của chủ sở hữu với phần vốn điều lệ sẽ khác nhau.
4.2. Vốn pháp định:
Đây là loại vốn được quy định mức vốn tối thiểu cụ thể theo từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện để tổ chức hoạt động kinh doanh sau khi thành lập được tốt hơn và đề phòng những rủi ro bất ngờ từ hoạt động kinh doanh.
Có thể hiểu đơn giản, vốn pháp định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cho từng ngành nghề cụ thể, những nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện có quy định về vốn pháp định thì bắt buộc phải góp vốn đúng theo quy định. Đối với nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì nhà đầu tư thường phải chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
4.3. Vốn ký quỹ:
đây là loại hình vốn thực hiện cam kết với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.
Có thể hiểu là Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
4.3. Vốn góp nước ngoài:
Phần vốn này được nhà đầu tư góp vốn vào từ đầu khi các công ty 100% vốn Việt Nam chuẩn bị thành lập tạo thành doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Không phải bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng đều có được vốn góp nước ngoài bởi vốn góp này phụ thuộc vào ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh như giáo dục, bất động sản có quy định về vốn góp nước ngoài. Hiện tại luật doanh nghiệp 2020 chưa có quy định cụ thể về vốn góp nước ngoài nhưng có các quy định về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
5. Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp
Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định cụ thể qua các điều 37, 38, 39, 41 về việc đặt tên doanh nghiệp sao cho đúng, không trùng lặp hay ảnh hưởng đến những doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp phải có tên doanh nghiệp bằng tiếng việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên doanh nghiệp viết tắt sẽ tùy vào nhu cầu của nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp.
- Thứ nhất, tên doanh nghiệp bằng tiếng việt là yêu cầu bắt buộc, một tên doanh nghiệp bằng tiếng việt đầy đủ phải đáp ứng hai thành phần là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Trong tên tiếng việt của doanh nghiệp thì tên loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải đứng trước tên riêng và tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài phải được dịch từ tên doanh nghiệp bằng tiếng việt, về tên riêng doanh nghiệp có thể dịch sang nghĩa giữ nguyên hoặc sát nghĩa vì đôi khi một số từ trong tiếng việt khi dịch sang tiếng anh chỉ mang nghĩa tương tự. Đồng thời tên viết tắt doanh nghiệp có thể viết bằng tiếng việt hoặc tiếng nước ngoài.
- Việc đặt tên cho doanh nghiệp không được thuộc những trường hợp mà pháp luật quy định là vi phạm quy định đặt tên như sau:
- Đặt tên doanh nghiệp không được gây trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của những doanh nghiệp khác đã thực hiện đăng ký trước đó.
- Đặt tên doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó
- Đặt tên doanh nghiệp không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
>> Xem thêm: Quy định Cách đặt tên công ty doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
6. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp
- Công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Lựa chọn trụ sở doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn trụ sở là nhà có sổ đỏ và hợp đồng thuê trụ sở nếu là trụ sở thuê nhằm chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu hợp pháp đối với trụ sở khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở. Đồng thời cần lưu ý về nơi đặt trụ sở chính có bị hạn chế bởi ngành nghề dự kiến kinh doanh hay không như một số ngành nghề: sản xuất, chế biến, nuôi trồng…
>> Xem thêm: Các trường hợp địa chỉ đăng ký kinh doanh không được phép đặt trụ sở Công ty
Thành lập công ty cần chuẩn bị giấy tờ gì
Thành phần hồ sơ sẽ tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh hay vốn. Theo Luật doanh nghiệp 2020, nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, thông tư 01/2021/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký kinh doanh thì về cơ bản chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập bao gồm như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu bắt buộc của thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, đây là phần quan trọng trong hồ sơ. Ở giấy này sẽ phải điền đầy đủ thông tin của chủ sở hữu và những thông tin cơ bản cho việc dự định thành lập doanh nghiệp.
- Đối với công ty TNHH Một Thành Viên thì sẽ sử dụng mẫu giấy đăng ký doanh nghiệp ở phụ lục I-2.
- Đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên thì sẽ sử dụng mẫu giấy đăng ký doanh nghiệp ở Phụ lục I-3.
- Đối với công ty cổ phần thì sẽ sử dụng mẫu giấy đăng ký doanh nghiệp ở Phụ lục I-4.
- Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH Hai Thành viên trở lên; Danh sách cổ đông góp vốn đối với công ty Cổ Phần
- Điều lệ công ty được soạn thảo dựa theo luật doanh nghiệp 2020
- Giấy ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện việc nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư (nếu cá nhân đi nộp không phải là đại diện pháp luật của công ty)
- Giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn Cước Công Dân/Hộ chiếu) sao y, bản chính không quá 03 tháng của tất cả các thành viên công ty/chủ sở hữu. Và giấy tờ cá nhân sao y bản chính không quá 03 tháng của người được ủy quyền làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (Nếu có)
Đối với trường hợp nhà đầu tư tham gia góp vốn vào công ty TNHH, hay nhà đầu tư thuộc cổ đông của công ty cổ phần là nhà đầu tư nước ngoài thì mọi giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Nhà đầu tư chỉ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ cho việc nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Thành lập công ty vốn nước ngoài cần giấy tờ gì
Dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM của Luật Bistax
Luật Bistax là một trong những đơn vị làm dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM và các tỉnh lân cận như Biên Hoà, Long An, Bình Dương…
Đến với dịch vụ của Luật Bistax, khi khách hàng muốn thành lập công ty chỉ cần chuẩn bị:
CCCD/CMND/Hộ Chiếu -> Giao hồ sơ tận nơi sau 3 ngày làm việc
Với lĩnh vực chuyên môn của chúng tôi là tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ tư vấn từng bước các thủ tục cần thiết khi thành lập công ty. Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ tư vấn kỹ từ các bước đầu để tránh sai sót làm ảnh hưởng đến việc phải điều chỉnh mất thời gian và chi phí. Đồng thời, khách hàng sẽ được tư vấn kế toán miễn phí các khoản thuế, báo cáo thuế sau khi thành lập công ty.
Nếu bạn đang gặp các vướng mắc về thành lập công ty, hãy gọi ngay vào số hotline: 07777 23283 hoặc để lại bình luận vào dưới bài viết để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm:
- Mức nộp lệ phí môn bài mới nhất
- Chi phí thành lập công ty
- Quy trình thủ tục thành lập công ty
- Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại TPHCM