Cập nhật lần cuối: 19/07/2024.
Hiện nay các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đang ngày một mở rộng thậm chí có một số công ty còn tuyển hẳng nhân sự là người nước ngoài làm việc ở doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên để người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam yêu cầu phải có một loại giấy tờ bắt buộc đó là Work permit. Vậy Work permit là gì? Hồ sơ làm work permit cho người nước ngoài cần chuẩn bị gì?
Xem thêm: Quy định mới về giấy phép lao động theo nghị định 70/2023-NĐ-CP
Tóm tắt nội dung
ToggleWork permit là gì?
Work permit là một loại giấy phép lao động được cấp cho những người có quốc tịch nước ngoài muốn lao động hợp pháp tại Việt Nam. Khi người nước ngoài làm việc tại các công ty, xí nghiệp, bất kỳ ngành nghề đặc thù nào đều cần loại giấy phép này theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi cơ quan cấp phép kiểm tra, doanh nghiệp phải xuất trình Giấy phép lao động để chứng minh người nước ngoài làm việc hợp pháp. Trường hợp sử dụng lao động trái phép, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính. Sẽ trục xuất người nước ngoài theo quy định.
Điều gì sẽ xảy ra nếu người nước ngoài làm việc mà không có work permit
Căn cứ theo nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi điều 22 và nghị định 95/2013/NĐ-CP về vấn đề liên quan đến xử phạt hành chính đối với cả người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép lao động như sau:
1) Mức phạt với người sử dụng lao động
Phạt từ một đến hai triệu đồng đối với trường hợp người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời gian theo quy định của pháp luật
Phạt tiền người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động, không có giấy xác nhận miễn giấy phép lao động hoặc có giấy phép lao động nhưng đã hết hạn theo các mức sau đây:
- Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 1 đến 10 người.
- Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 20 người.
- Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
Hình thức xử phạt bổ sung đó là đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng
2) Mức phạt với lao động là người nước ngoài
Nếu người lao động làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động. Giấy xác nhận miễn giấy phép lao động hay sử dụng giấy phép lao động hết hạn. Thì hình phạt nặng nhất đó là trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Vì vậy nếu bạn là người nước ngoài có ý định lao động tại Việt Nam. Hãy nhanh chóng liên hệ Luật Bistax để được tư vấn chính xác thực hiện nhanh chóng những thủ tục làm work permit nhằm đảm bảo quyền lao động hợp pháp.
Bạn có thể tham khảo: Xử phạt doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài trái phép
Điều kiện để làm được work permit cho người nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 nghị định 152/2020/NĐ-CP, để làm được work permit cho người nước ngoài thì cả doanh nghiệp và lao động nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Doanh nghiệp tuyển dụng lao động người nước ngoài cần điều kiện gì?
Doanh nghiệp cần phải chứng minh được lao động Việt Nam không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp đề ra, bằng cách sau khi đăng tuyển dụng trên các trên truyền thông hoặc tờ rơi.. mà không có người lao động Việt Nam đáp ứng
Trước khi tuyển dụng lao động là người nước ngoài, doanh nghiệp phải có trách nhiệm giải trình nhu cầu sử dụng lao động gửi đến UBND cấp Tỉnh/TP trước ít nhất 30 ngày trước khi tuyển dụng lao động.
Người nước ngoài làm Work permit cần điều kiện gì?
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
- Là nhà đầu tư/chủ sở hữu có vốn góp dưới 3 tỷ, nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Hồ sơ để làm Work permit – Hướng dẫn thủ tục làm work permit cho người nước ngoài
Để hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp hãy làm theo hướng dẫn làm work permit cho người nước ngoài theo các trình tự như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp phải nộp văn bản chấp thuận nhu cầu đăng ký sử dụng lao động người nước ngoài
– Trước ít nhất 15 ngày, doanh nghiệp lập báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài theo Mẫu Giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. ( Tải mẫu số 01/PLI về việc giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài)
– Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động của doanh nghiệp.
Trong trường hợp đối với doanh nghiệp đã được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài mà có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài cần chuẩn bị và nộp các hồ sơ tài liệu sau:
– Doanh nghiệp lập báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài theo mẫu giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. (Tải mẫu số 02/PLI về việc giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài)
Xem thêm: Chi tiết Cách đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Bước 2: Chuẩn bị các hồ sơ làm work permit bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu theo quy định)
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe (giá trị trong thời hạn 12 tháng, từ ngày ký)
- Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. (được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ)
- Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
- Văn bản chứng minh 03 năm kinh nghiệm làm việc
- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm)
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu
Lưu ý:
- Những giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, do cơ quan, tổ chức tại nước ngoài cấp phải có dấu của Bộ ngoại giao. Được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt theo quy định.
- Theo Nghị quyết số 105/NQ-CP, Kinh nghiệm là văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm làm việc của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp để chứng minh kinh nghiệm làm việc.
Bạn có thể tham khảo:
- Giấy tờ chứng minh xác nhận kinh nghiệm làm việc khi làm work permit
- Cách làm văn bản xác nhận chuyên gia nước ngoài trong hồ sơ xin giấy phép lao động
Những thông tin thể hiện trên work permit (giấy phép lao động)
- Thông tin người lao động được cấp work permit, bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, giới tính
- Thông tin đơn vị bảo lãnh làm work permit, bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ nơi làm việc
- Vị trí công việc, bao gồm một trong 4 vị trí tương ứng với vị trí tuyển dụng: Nhà quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia, Lao động kỹ thuật
- Chức danh công việc là do doanh nghiệp tự đặt ví dụ: Giám đốc kinh doanh, giám đốc bán hàng…
Nộp Hồ sơ làm work permit ở đâu?
Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Hướng dẫn làm work permit
Chi phí làm work permit:
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC:
- Cấp mới giấy phép lao động: Không quá 600.000 đồng/1 giấy phép.
- Cấp lại giấy phép lao động: Không quá 450.000 đồng/1 giấy phép.
Tuy nhiên, trong quá trình làm work permit, còn có rất nhiều các khoản phí khác phát sinh như:
- Phí xin lý lịch tư pháp ở cả nước ngoài và Việt Nam;
- Phí khám sức khỏe (tuỳ vào bệnh viện mà người nước ngoài khám);
- Phí dịch thuật có công chứng mọi văn bản có tiếng nước ngoài;
- Phí hợp pháp hóa lãnh sự mọi tài liệu có tiếng nước ngoài.
Để tổng hợp được chính xác chi phí làm work permit cho người nước ngoài, Luật Bistax có bài chia sẻ chi tiết riêng cho nội dung này. Mời bạn tham khảo qua bài viết theo link dưới đây:
Dịch vụ làm work permit uy tín tại Luật Bistax
Nếu bạn chưa từng làm work permit, việc không hiểu cách thức làm hồ sơ và không muốn mất nhiều thời gian. Chúng tôi chuyên về dịch vụ làm giấy phép lao động tại TP HCM và những tỉnh thành lân cận khác. Vì thực tế hiện nay, để một hồ sơ làm giấy phép lao động được duyệt phải mất 30 ngày hoặc có thể hơn. Chính vì thế, đòi hỏi doanh nghiệp bảo lãnh phải chuẩn bị hồ sơ thật kỹ chỉ cần thiếu xót hay sai thì phải mất thời gian nộp lại nhiều lần và tiếp tục thời gian chờ đợi để duyệt hồ sơ hợp lệ là 30 ngày.
Hãy tiết kiệm thời gian cũng như là “chi phí cơ hội” để doanh nghiệp đầu tư vào việc khác và hãy tìm đến dịch vụ làm work permit tại TPHCM của Luật Bistax. Đặc biệt, Luật Bistax chuyên xử lý hồ sơ khó, hồ sơ thiếu khi làm work permit. Đảm bảo chính xác tuyệt đối. Hãy gọi ngay 07777 23283 để được tư vấn và hỗ trợ.
Với nội dung hướng dẫn làm work permit cho người nước ngoài, Luật Bistax hy vọng chia sẻ kinh nghiệm cho doanh nghiệp, đối tác về loại giấy tờ này. Hãy đến với dịch vụ chuyên làm giấy tờ cho người nước ngoài vào Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp, đối tác hoàn thành các hồ sơ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Đặc biệt, chúng tôi có nhiều chính sách về giá ưu đãi cho đối tác doanh nghiệp thường xuyên và xuất hóa đơn theo yêu cầu.
Xem thêm:
- Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
- Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại TPHCM
- Các thủ tục cần thiết khi người nước ngoài nghỉ việc
- Công ty Dịch vụ làm giấy phép lao động tại Long An