Cập nhật lần cuối: 27/09/2024.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không còn mấy xa lạ trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay. Khi doanh nghiệp thuê người nước ngoài làm việc thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về quyền, nghĩa vụ với người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Doanh nghiệp phải bảo lãnh người nước ngoài để xin visa vào Việt Nam, sau đó xin giấy phép lao động để làm việc hợp pháp ở Việt Nam và xin thẻ tạm trú để được sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam. Vậy khi người nước ngoài nghỉ việc thì cần thực hiện các thủ tục nào? Đây cũng là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp thuê lao động nước ngoài hiện nay. Nắm bắt được nhu cầu về vấn đề này, Luật Bistax xin cung cấp đến quý doanh nghiệp những thông tin pháp lý về các thủ tục khi người nước ngoài nghỉ việc.
Xem thêm: Công Ty Dịch Vụ Hỗ Trợ Visa Việt Nam Uy Tín Tại TPHCM
Tóm tắt nội dung
ToggleCác thủ tục cần thiết khi người nước ngoài nghỉ việc
Các thủ tục cần thiết khi người nước ngoài nghỉ việc
Dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan, khi người nước ngoài nghỉ việc thì doanh nghiệp và người nước ngoài cần làm thủ tục thu hồi giấy phép lao động, visa hay thẻ tạm trú để chấm dứt quyền và nghĩa vụ của đôi bên.
Căn cứ pháp lý:
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ban hành 16/06/2014.
- Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 ban hành ngày 20/11/2019
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Thủ tục thu hồi giấy phép lao động
1. Các trường hợp người lao động nghỉ việc cần thu hồi giấy phép lao động:
Thủ tục thu hồi giấy phép lao động
(Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động, Điều 20 Nghị định 152/2020)
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại nghị định 152/2020.
- Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Qui định mới nhất về Thời hạn Work Permit (giấy phép lao động)
2. Trình tự thu hồi giấy phép lao động:
- Đối với trường hợp quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài đã nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 152/2020 thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động đã thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Có cần thu hồi thẻ tạm trú khi người nước ngoài nghỉ việc
Theo điểm e khoản 2 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:
Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.
Như vậy, khi người lao động nước ngoài nghỉ việc thì người sử dụng lao động cần thông báo đến Cơ quan quản lý xuất nhập ảnh và phối hợp với yêu cầu của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.
Theo quy định hiện tại thì không yêu cầu người sử dụng lao động buộc người lao động nước ngoài thu hồi lại thẻ tạm trú.
Thu hồi thẻ tạm trú
Bạn có thể tham khảo thêm:
Dịch vụ hỗ trợ các thủ tục đối với người lao động nước ngoài tại Luật Bistax
Luật Bistax là một trong những đơn vị tại TP.HCM chuyên hỗ trợ thực hiện thủ tục dịch vụ làm giấy tờ cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Luật Bistax hỗ trợ khách hàng đầy đủ các dịch vụ:
– Tiếp nhận thông tin yêu cầu;
– Tư vấn các, thủ tục giấy tờ cần thiết;
– Soạn thảo tất cả văn bản cần thiết, liên quan;
– Thực hiện mọi thủ tục với cơ quan cấp phép.
– Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Dịch vụ làm giấy phép lao động
Trên đây, là các nội dung liên quan đến các thủ tục khi người nước ngoài nghĩ việc, nếu doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong việc xử lý hồ sơ khó, hãy gọi cho Luật Bistax. Chúng tôi sẽ giúp bạn gỡ rối và rút ngắn thời gian, giải quyết được các hồ sơ khó. Hãy liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!
Tham khảo thêm:
- Tư Vấn Làm Work Permit Cho Giáo Viên Nước Ngoài
- Người nước ngoài làm việc tại việt nam cần giấy tờ gì
- Chuyển đổi mục đích visa
- Chuyển đổi công ty bảo lãnh cho người nước ngoài
- Cách xin miễn thị thực 5 năm cho người nước ngoài