Cập nhật lần cuối: 29/03/2023.
Theo quy định Luật lao động 2019 nghị định 28/2020/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Việc sử dụng lao động người nước ngoài trái phép là vi phạm luật lao động của Việt Nam. Không những doanh nghiệp bị xử phạt mà kể cả lao động người nước ngoài cũng bị xử phạt hành chính. Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài mà không có Giấy phép lao động (Work permit), ngoài xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp, ngoài ra còn bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng nếu vi phạm các quy định tại Nghị định này.
Tóm tắt nội dung
Toggle1.Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động
1.1Xử phạt đối với doanh nghiệp không làm thủ tục cấp Giấy phép lao động (Work permit)
Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài trái phép làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:
- a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
- b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
- c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
1.2. Xử phạt doanh nghiệp về các hành vi liên quan tới quản lý và sử dụng lao động nước ngoài
– Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung, thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động: Mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
– Không gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động: Mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động, tối đa không quá 75.000.000 đồng.
2.Hình thức xử phạt đối với người nước ngoài không có Giấy phép lao động (Work permit)
Mức phạt người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động
2.1.Hình thức xử phạt hành chính
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
2.2.Hình thức xử phạt bổ sung
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này
2.3.Thẩm quyền xử phạt bổ sung:
Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc công an cấp tỉnh có quyền xử phạt, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất đối với lao động nước ngoài vi phạm.
Để tránh những rủi ro trên, doanh nghiệp nên lưu ý và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật khi sử dụng lao động là người nước ngoài. Ngoài ra, Luật Bistax hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động thủ tục xin Giấy phép lao động.
Luật Bistax là đơn vị chuyên tư vấn dịch vụ làm giấy phép lao động tại TPHCM, khi cần hỗ trợ khắc phục những vấn đề trên. Vui lòng liên hệ ngay 07777 23283 hoặc Email tuvan@bistax để được tư vấn hướng dẫn miễn phí!
Tham khảo thêm:
- Thủ tục xin giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài
- Thủ tục xin giấy phép di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
- Nhà đầu tư nước ngoài có thuộc diện cấp giấy phép lao động
- Thủ tục làm giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài
- Thủ tục làm work permit cho lao động kỹ thuật
- Thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài