Cập nhật lần cuối: 11/10/2024.
Work Permit và Visa Work Permit đều là những thủ tục quan trọng cần thực hiện khi doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng có thể phân biệt Work Permit và Visa Work Permit. Có rất nhiều trường hợp lầm tưởng khi có work permit rồi thì cũng chính là visa work permit nên không làm thêm thủ tục để chuyển đổi từ visa gốc sang visa work permit nên mới dẫn đến trình trạng hay gặp là trễ hạn visa. Như vậy, điểm khác nhau giữa work permit và visa work permit là gì? Mời bạn tham khảo qua bài viết này Luật Bistax sẽ nêu ra những điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại giấy tờ này.
Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép lao động tại TPHCM
Tóm tắt nội dung
ToggleWork Permit là gì?
Work Permit (giấy phép lao động) là giấy phép cấp cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên Work Permit có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc. Và Work Permit cũng là giấy tờ quan trọng để người lao động nước ngoài có thể xin thẻ tạm trú có thời hạn 2 năm tại Việt Nam.
Xem thêm: Chi phí làm work permit cho người nước ngoài
Lợi ích của Work permit đối với người nước ngoài tại Việt Nam?
⇒ Giúp thời gian lưu trú lâu dài tại Việt nam. Hết thời hạn người lao động nước ngoài có thể được gia hạn giấy phép lao động với thời hạn tối đa tương tự. Nhưng không bao hàm thay thế hộ chiếu.
⇒ Để hưởng được quyền lợi về thời gian lưu trú. Người nước ngoài phải làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú. Chỉ có thẻ tạm trú mới thay cho visa mỗi khi xuất nhập cảnh khỏi Việt Nam.
⇒ Về mặt pháp lý, Work permit là công cụ bảo vệ người nước ngoài khi họ làm việc tại Việt Nam tương tự như hợp đồng lao động giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Xem thêm: Điều kiện làm work permit cho người nước ngoài
2. Visa Work Permit là gì, có mục đích như thế nào?
2.1. Giải thích visa work permit là gì?
(Theo quy định tại khoản 16, 16.a Điều 8 và khoản 5 Điều 9 Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 sửa đổi và bổ sung năm 2019)
Visa Work Permit là thị thực lao động hay visa lao động, được cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có ký hiệu LĐ với thời hạn tối đa 2 năm. Trường hợp Work Permit không đủ thời hạn 2 năm thì thời hạn của Visa Work Permit cho người nước ngoài sẽ được cấp bằng thời hạn của work permit.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Quy định mới nhất về Thời hạn Work Permit (giấy phép lao động)
2.2. Mục đích sử dụng visa work permit
Mục đích của Visa Work Permit là giúp người nước ngoài được sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam lâu hơn. Không phải thường xuyên gia hạn định kỳ 1 tháng hay 3 tháng như visa du lịch, visa doanh nghiệp. Ngoài ra trong thời hạn của Visa Work Permit đã cấp, người nước ngoài được xuất nhập cảnh khi ra/ vào Việt Nam mà không giới hạn số lần.
3. Work Permit và Visa Work Permit có mối liên hệ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 sửa đổi và bổ sung năm 2019 quy định điều kiện để cấp Visa Work Permit như sau:
- Có hộ chiếu hoặc Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế
- Có cơ quan, tổ chức tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
- Người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam phải có Work Permit theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Thực hiện khai báo tạm trú tại địa phương hoặc trực tuyến;
- Người lao động không thuộc trường hợp tạm hoãn xuất cảnh như: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động; đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
Kết luận:
- Work Permit là giấy tờ chứng minh người nước ngoài làm việc ở Việt Nam hợp pháp.
- Ngược lại, Visa Work Permit không phải là điều kiện bắt buộc để thực hiện thủ tục xin cấp Work Permit, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 các điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không yêu cầu phải có Visa Work Permit.
- Visa work permit là để cho người nước ngoài được ở Việt Nam lâu dài hơn, không phải đi gia hạn visa thường xuyên. Qua đó, người được cấp work permit có thể xin visa tối đa không quá 02 năm. Hết hạn visa thì bắt buộc phải gia hạn work permit trước khi làm thủ tục gia hạn visa.
Bạn có thể tham thêm bài viết: Dịch vụ gia hạn visa cho người nước ngoài uy tín, chi phí hợp lý tại Tp HCM
4. Chuyển đổi Visa khác sang visa Work Permit
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 sửa đổi và bổ sung năm 2019 quy định tại khoản 4 Điều 7 “Thị thực được chuyển mục đích khi được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có Giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ theo quy định của pháp luật về lao động”.
Như vậy, quy định hiện hành đã cho phép việc chuyển đổi trực tiếp từ visa khác như Du lịch (DL), thăm thân (TT), đầu tư (ĐT) sang visa Work Permit với điều kiệu là người nước ngoài đã có Work Permit hoặc Xác Nhận Miễn Work Permit.
Tìm hiểu thêm: Cách chuyển Evisa sang thẻ tạm trú đơn giản và hiệu quả
6. Dịch vụ làm thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Qua bài viết này, Luật Bistax chỉ ra Điểm Khác Nhau Giữa Work Permit Và Visa Work Permit. Để hiểu rõ hơn bạn có thể liên hệ Luật Bistax để được tư vấn kỹ hơn trong việc thực hiện thủ tục cấp Work Permit, Visa Work Permit cho lao động nước ngoài.
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hãy liên hệ Luật Bistax – Dịch vụ chuyên làm giấy tờ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Luật Bistax có nhiều kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn. Đến với dịch vụ làm giấy phép lao động tại Luật Bistax, thủ tục hồ sơ sẽ được thực hiện một cách đơn giản, tính toán chi phí một cách tiết kiệm nhất cho khách hàng, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp sau khi có giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Hãy liên hệ vào hotline: 07777 23283 (Hỗ trợ Zalo, Viber, Whatsapp 24/24) hoặc để lại bình luận vào bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ bạn ngay!
7. Phân biệt một số giấy tờ cho người lao động nước ngoài
Khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần có một số giấy tờ quan trọng để được cư trú hợp pháp. Tuy nhiên, do có nhiều loại giấy tờ có chức năng tương tự nhau chỉ khác ở thời hạn lưu trú, nên dễ gây nhằm lẫn cho người nước ngoài và cả doanh nghiệp bảo lãnh.
Để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về một số loại giấy tờ khi sử dụng người lao động nước ngoài và tránh những vi phạm không đáng có, chúng tôi hướng dẫn cách phân biệt một số giấy tờ quan trọng cho người nước ngoài làm việc:
1. Thị thực (Visa)
Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
– Thị thực kí hiệu DN1 (Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam) có thời hạn không quá 12 tháng.
– Thị thực ký hiệu LĐ1 (thị thực dành cho người nước ngoài vào Việt Nam lao động) có thời hạn không quá 02 năm.
Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
Lưu ý: trước khi thị thực hết hạn 5 ngày thì phải làm thủ tục gia hạn visa.
2. Thẻ tạm trú
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Loại thẻ tạm trú cho người lao động làm việc tại Việt Nam:
- Thẻ tạm trú LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
- Thẻ tạm trú LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động
Thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
Lưu ý:
-Trường hợp sử dụng thẻ tạm trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Trường hợp sử dụng thẻ tạm trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Giấy phép lao động (Work permit)
Giấy phép lao động (work permit) Là điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, là giấy tờ chứng minh người nước ngoài được làm việc hợp pháp với vị trí và chức vụ, đơn vị bảo lãnh được thể hiện rõ trên giấy phép.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
4. Các trường hợp miễn cấp thị thực và không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. ( Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam)
4. Đơn phương miễn thị thực
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn xin visa kết hôn cho người nước ngoài tại Việt Nam
Thị Thực Điện Tử Là Gì? Cách Xin Thị Thực Điện Tử Cho Người Nước Ngoài
Chương trình Lao Động Canada Lấy Thẻ Xanh Nhanh
Visa du học ngắn hạn 3 tháng định cư Canada cả gia đình nhanh nhất
Vì Sao Nên Chọn Luật Bistax?
- Đảm bảo hồ sơ thành công cao
- Tư vấn tận tâm, giải quyết các vấn đề thủ tục nhanh gọn, tối ưu nhằm hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh chi phí sau này.
- Có hợp đồng cam kết rõ ràng
- Chúng tôi tự tin với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của mình để đem đến kết quả thành công cho khách hàng
- Được giá ưu đãi khi sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ